Ấn Độ là nước tiêu thụ, nhập khẩu và sản xuất than lớn thứ hai sau Trung Quốc. Nguồn bức xạ khí nhà kính lớn thứ 3 thế giới này đã tiêu thụ gần 1 tỷ tấn than trong năm 2018/19, với các cơ sở tiện tích chiếm hơn 3/4 tổng nhu cầu.
Trong khi lựa chọn năng lượng tái tạo nhiều hơn đã góp phần làm giảm sản lượng từ các cơ sở tiện tích đốt than, tăng trưởng kinh tế yếu bổ sung thêm sự sụt giảm trong nhu cầu điện nói chung.
Các nhà phân tích và giám đốc điều hành lĩnh vực điện cho biết sự sụt giảm trong sản lượng điện đốt than hàng năm là một điểm sáng và phần lớn do suy giảm kinh tế.
Tim Buckley, giám đốc Nghiên cứu Tài chính Năng lượng tại Viện Phân tích tài chính và kinh tế năng lượng tại Australia trả lời phóng viên Reuters bên lề hội nghị Coaltrans ở Ấn Độ “rất khác thường hiện nay, nhưng đó là một điềm báo cho những gì chắc chắn sẽ xảy ra trong 5 - 10 năm nữa”.
Sản xuất điện từ các cơ sở tiện ích đốt than đã giảm khoảng 2,5% xuống 965,53 tỷ đơn vị trong năm 2019, một nhà phân tích của Cơ quan Điện lực Trung ương (CEA).
Tìm cách đẩy nhanh năng lượng sạch khi một số nhà máy điện đốt than đối mặt với đóng cửa, nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á đã có một mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên 175 GW vào năm 2022. Sản lượng năng lượng mặt tời tăng hơn 1/4 trong khi sản lượng năng lượng gió tăng 5%. Sự đóng góp của năng lượng mặt trời và gió cho ngành năng lượng nói chung của Ấn Độ tăng lên 8,8%, hơn gấp đối so với tỷ trọng 3,6% trong năm 2015.
Nhu cầu điện của Ấn Độ năm 2019 đã tăng ở tốc độ chậm nhất trong 6 năm. Các giám đốc điều hành lĩnh vực điện cho biết trong khi nhu cầu điện có thể phục hồi trong những tháng tới, nó không được dự kiến tăng ổn định.
Một giám đốc điều hành trong ngành nói “tăng trưởng trong nhu cầu năng lượng chậm lại, chi phí năng lượng tái tạo giảm và các công ty phân phối điện nhà nước sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi sang năng lượng mặt trời và gió”.
Thủ tướng Narendra Modi muốn tăng nguồn năng lượng xanh để chống lại biến đổi khí hậu và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 40% trong công suất đã lắp đặt tới năm 2030 từ 23,3% hiện nay.
Công suất năng lượng tái tạo của Ấn Độ tăng 16% lên 85,9 GW trong năm 2019, trong khi công suất điện đốt than tăng 3,9% lên 198,5 GW.
Lượng điện từ các nhà máy năng lượng khí giảm lần đầu tiên trong 5 năm xuống 47,98 tỷ đơn vị trong năm 2019 giảm 4,5% từ 50,26 tỷ đơn vị trong năm trước.
Sản lượng từ nhà máy điện sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm như than non và dầu diesel cũng giảm, trong khi điện tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió tăng.
Lượng điện từ các nguồn phi truyền thống như sinh khối và bã mía giảm trong năm nay, trong khi nguồn năng lượng hạt nhân tăng 6,3% lên 43,57 tỷ đơn vị.