Thông báo của vương quốc này bổ sung 1 triệu thùng/ngày tương đương 1% nguồn cung toàn cầu so với mức cắt giảm được thông báo trước đó, sau cuộc điện đàm trong tuần trước giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và quốc vương Salman của Saudi Arabia.
Ông Trump tháng trước đã thuyết phục Saudi Arabia, các thành viên của OPEC và Nga (gọi là OPEC+) cắt giảm sản lượng dầu sau khi giá dầu sụt giảm đã gây sức ép lớn cho các nhà sản xuất của Mỹ. Trong ngày 8/5/2020, 2 người đã thảo luận về dầu mỏ và quốc phòng, trong bối cảnh thông tin Washington sẽ rút 2 tổ hợp tên lửa Patriot khỏi Saudi Arabia vốn là một biện pháp phòng thủ chống lại Iran, Washington cho biết việc này không liên quan tới dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, thái tử Abulaziz trả lời Reuters việc cắt giảm sản lượng sâu hơn trong tháng 6/2020 được thiết kế để rút cạn nguồn cung dư thừa toàn cầu và tái cân bằng thị trường dầu mỏ.
Ông cho biết vương quốc này muốn dẫn đầu và ông thấy những dấu hiệu nhu cầu phục hồi khi nhiều quốc gia nới lỏng hạn chế về di chuyển đã áp đặt trong những tháng qua để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại “tôi muốn đẩy nhanh quá trình trở lại bình thường”. Trong ngày 11/5/2020, một quan chức Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm sản lượng mới sẽ đưa tổng sản lượng giảm của Saudi Arabia khoảng 4,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020 so với tháng 4/2020. Sản lượng sau đó sẽ ở mức 7,492 triệu thùng/ngày, thấp nhất trong gần 2 thập kỷ.
Quan chức này của Saudi Arabia cho biết vương quốc dự định thông qua gói cắt giảm bổ sung để khuyến khích những người tham gia OPEC+, cũng như các quốc gia sản xuất khác, tuân theo việc cắt giảm sản lượng họ đã cam kết, và đưa ra việc cắt giảm sản lượng tự nguyện bổ sung, trong một nỗ lực hỗ trợ ổn định các thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Kuwait tham gia với Saudi Arabia trong một thông báo cắt giảm sản lượng mới 80.000 trong tháng 6/2020. UAE cũng cho biết họ sẽ giảm tiếp 100.000 thùng/ngày trong tháng 6/2020. Giá dầu tăng do các thông báo này.
Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm khoảng 30% do đại dịch Covid-19 đã ngăn cản du lịch và hoạt động kinh tế khắp trên thế giới, tăng dự trữ toàn cầu.
OPEC+ tháng trước đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, cắt giảm sản lượng kỷ lục.
Christyan Malek, giám đốc điều hành tại JPMorgan cho biết ông dự kiến Saudi Arabia cắt giảm sản lượng thêm, khả năng giảm thêm 1,0 - 1,5 triệu thùng/ngày, theo áp lực từ Trump và áp lực tài chính trong nước.
Được hỏi liệu việc cắt giảm sâu hơn của Saudi Arabia sẽ tiếp tục kéo dài ngoài tháng 6/2020 không, thái tử Abdulaziz từ chối bình luận.
Ông nói “nếu mọi thứ hy vọng tiếp tục cải thiện, chúng tôi sẽ giảm quy mô cắt giảm như chúng tôi có trong thỏa thuận cắt giảm”, bổ sung rằng ông sẽ thấy ngạc nhiên hơn nếu vào thời điểm cuộc họp tới của OPEC+ trong tháng 6 bức tranh này có thể không sáng sủa hơn.
Các nhà sản xuất sẽ cắt giảm chậm lại sau tháng 6/2020, mặc dù việc giảm sản lượng nguồn cung sẽ diễn ra cho tới tháng 4/2022.
Trong ngày 11/5/2020, Saudi Arabia cho biết họ sẽ tăng gấp 3 thuế giá trị gia tăng và đình chỉ chi phí sinh hoạt cho viên chức nhà nước. Malek cho biết việc giảm sản lượng dầu mới của Saudi Arabia là tạm thời. Vương quốc này đã trở lại tìm kiếm đầu tư của Mỹ và loại bỏ luật chống OPEC. Ông nói thêm “nhưng nhanh chóng 12 - 18 tháng tới và Saudi Arabia sẽ có một thị phần lớn hơn trong khi các nhà sản xuất dầu lớn và dầu đá phiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề”.
 

Nguồn: VITIC/Reuters