Saudi Aramco, nhà sản xuất của nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ công bố giá bán chính thức (OSP) đối với dầu xuất trong tháng 7, và điều này trở lại thiết lập giá cho phần lớn xuất khẩu từ Trung Đông.
Vấn đề đối với cuộc họp của OPEC vào ngày 22/6 tại Vienna là họ tập trung vào những gì được nói thay vì những gì được thực hiện thực sự.
Mặt khác OSP cho thấy chính xác những gì Saudi Arabia đang thực hiện trên thị trường dầu mỏ và trong một cách nào đó là một tín hiệu quan trọng hơn.
Có những lo ngại về nguồn cung toàn cầu, đặc biệt tại Venezuela và khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị hạn chế, và tầm quan trọng ngày càng tăng của Mỹ như một nhà xuất khẩu, đặc biệt là khu vực tiêu thụ lớn ở châu Á.
Trong những tháng gần đây, Saudi Aramco đã nâng OSP sang châu Á, với giá đối với loại dầu thô Arab Light giao tháng 6 ở mức cộng 1,9 USD/thùng so với dầu Oman/Dubai, cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Sự gia tăng này được nhiều khách hàng nhà máy lọc dầu xem là lớn đến bất ngờ, Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á bày tỏ sự không hài lòng bằng cách cắt giảm khối lượng dầu thô Saudi Arabia.
Nếu Saudi Arabia nghiêm túc tăng sản lượng dầu thô và thúc đẩy nguồn cung, một cách chắc chắn để báo hiệu điều này là giảm mạnh OSP cho hàng xuất tháng 7, với việc cắt giảm lớn hơn những gì được chứng minh bởi các yếu tố cơ bản của thị trường.
Bộ trưởng Năng lượng Khalid al- Falih và người đồng cấp Nga Alexander Novak đã họp trong tuần trước tại St. Petersburg và thảo luận nới lỏng dần việc cắt giảm sản lượng của OPEC và đồng minh của họ.
Saudi Arabia cũng phải cân bằng địa chính trị dầu mỏ, nhấn mạnh sự cân bằng giữa nhu cầu giá tương đối cao với sự hỗ trợ của Tổng thống Mỹ trong cuộc đấu tranh chống lại đối thủ Iran. Yếu tố bất ngờ với các thị trường dầu mỏ hiện nay là Mỹ nước đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thị trường châu Á.
Xuất khẩu dầu thô kỷ lục của Mỹ sang châu Á được dự kiến trong những tháng tới, với giám đốc điều hành tại một công ty dầu của Mỹ ước tính rằng công ty này sẽ xuất khẩu khoảng 2,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6, trong đó 1,3 triệu thùng/ngày hướng sang châu Á.
Số liệu theo dõi các tàu và cảng của Thomson Reuters cho thấy khoảng 620.000 thùng dầu thô của Mỹ hướng sang châu Á trong 5 tháng đầu năm 2018, tăng từ chỉ 259.000 thùng/ngày trong cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nếu xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á tăng lên hơn 1 triệu thùng/ngày trong những tháng tới, điều này có thể cung cấp cho Saudi Arabia và Nga động cơ bổ sung để đưa thêm dầu ra thị trường và ở mức giá cạnh tranh hơn.
Một lần nữa, có một vấn đề địa chính trị, Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, dưới áp lực chính trị của Tổng thống Trump phải mua thêm từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc đã không hài lòng với việc tăng giá của Saudi Arabia gần đây, nghĩa là họ muốn giảm đáng kể trước tăng cường khối lượng từ vương quốc này.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet