Theo các công ty theo dõi vận chuyển tàu, từ 4,4 triệu tới 11 triệu thùng dầu thô của Iran được được bốc dỡ vào Trung Quốc trong tháng trước, hay 142.000 tới 360.000 thùng/ngày. Ở mức cao nhất của ước đoán này nghĩa là nhập khẩu trong tháng 7/2019 sẽ tăng gần với mức nửa đầu năm trước bất chấp các lệnh trừng phạt.
Việc nhập khẩu tiếp tục ở một thời điểm bấp bênh trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Dòng chảy này đang cản trở những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm bóp nghẹt xuất khẩu dầu của Iran thông qua các lệnh trừng phạt, khi căng thẳng gia tăng trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tung ra một loạt tình trạng u ám về kinh tế toàn cầu.
Các quan chức cao cấp của chính quyền Trump ước tính rằng 50 tới 70% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran được chuyển sang Trung Quốc, trong khi khoảng 30% sang Syria.
Trung Quốc thường là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran và không thừa nhận các lệnh trừng phạt của Washington. Nhưng nhập khẩu trong tháng 6/2019 khoảng 210.000 thùng/ngày là thấp nhất trong gần một thập kỷ và thấp hơn 60% mức của năm trước, do một số các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc lo ngại về các lệnh trừng phạt đã hạn chế giao dịch với Iran.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã lên kế hoạch phát hành chi tiết nhập khẩu trong tháng 7/2019 vào tuần cuối của tháng 8/2019.
Tương tự nhập khẩu trong tháng 6/2019, không rõ bao nhiêu lượng nhập trong tháng 7/2019 được bán cho các khách hàng hay chứa trong kho ngoại quan và vẫn chưa được thông quan. Khoảng 20 triệu thùng dầu của Iran mắc kẹt ở cảng đông bắc Đại Liên sau khi chuyển vào bể chứa ngoại quan kể từ cuối năm ngoái.
Trong khi cục hải quan không tiết lộ chi tiết cảng, các công ty phân tích dầu theo dõi các tàu đến.
Theo số liệu nghiên cứu của Refinitiv, tháng 7/2019 có 5 tàu được điều hành bởi công ty tàu chở dầu quốc gia Iran (NITC) đã bốc dỡ 958.000 tấn dầu thô Iran trong cảng Cẩm Châu tại đông bắc, Huệ Châu ở phía nam và Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc. NITC không trả lời yêu cầu bình luận.
Cẩm Châu, Thiên Tân và Huệ Châu là các điểm cho các nhà máy lọc dầu và kho chứa thương mại thuộc sở hữu của tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC. Một số bể chứa dự trữ dầu khí chiến lược của Trung Quốc cũng nằm ở các thành phố này.
Trong một báo cáo ngày 29/7, công ty số liệu năng lượng Kpler trụ sở tại London cho biết dự trữ dầu mỏ chiến lược ngầm tại Cẩm Châu tăng lên 6 triệu thùng từ 3,2 triệu thùng trong giữa tháng 6/2019 là kết quả của dòng dầu thô từ Iran.
Công ty này ước tính 360.000 thùng dầu thô Iran mỗi ngày được giao cho Trung Quốc trong tháng trước. Vortexa, một công ty tình báo thị trường năng lượng trụ sở tại London đã chỉ ra lượng xuất sang Trung Quốc ở mức 4,4 triệu thùng và xác định các cảng đến tương tự.
Khi được hỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ có áp dụng trong trường hợp Bắc Kinh lưu trữ dầu thô Iran trong các kho dự trữ chiến lược không, một quan chức Bộ Ngoại giao trả lời Reuters rằng Washington không xem xét trước các hoạt động trừng phạt do họ tìm cách buộc Tehran chấp nhận giới hạn chế về hoạt động hạt nhân và chính sách trong vùng Vịnh.
Phát ngôn viên này cho biết “nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách áp đặt chi phí với Iran trong một nỗ lực thuyết phục chế độ Iran rằng chiến dịch gây bất ổn sẽ đòi hỏi chi phí đáng kể”.
Trong tháng 7/2019, Washington đã trừng phạt công ty dầu quốc doanh Trung Quốc Zhuhai Zhenrong được cho là vi phạm các lệnh trừng phạt đã áp đặt cho lĩnh vực dầu mỏ của Iran.
Elizabeth Rosenberg, một chuyên gia về các lệnh trừng phạt thuộc trung tâm an ninh Mỹ cho biết việc trao đổi dầu ngay cả dầu được đưa vào kho chứa sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt.
Trung Quốc liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ với Iran và đã chống lại quyền lực “cánh tay dài” của Washington.
Nguồn: VITIC/Reuters