Dầu thô WTI của Mỹ giao dịch tăng 70 cent, hay 1,5% lên 48,42 USD/thùng, trước đó tăng hơn 1 USD lên 48,87 USD/thùng. Giá tăng sau khi hợp đồng này giảm phiên thứ 7 liên tiếp trong ngày 14/3, chuỗi giảm giá dài nhất kể từ tháng 1/2016.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 60 cent hay 1,2% lên 51,52 USD/thùng, sau khi chốt phiên giảm 43 cent xuống 50,92 USD/thùng trong phiên trước, đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11.
Viện Dầu mỏ Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 531.000 thùng trong tuần trước.
Giới phân tích dự đoán tồn kho tăng 3,7 triệu thùng. Tồn kho giảm được khẳng định bởi số liệu của chính phủ hôm nay, đây sẽ làn lần giàm đầu tiên sau 9 tuần tăng liên tiếp. Tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.
Giá dầu giảm trong hôm qua sau khi OPEC báo cáo tồn kho dầu thô toàn cầu tăng và sản lượng bất ngờ tăng từ thành viên lớn nhất của họ, Saudi Arabia, tiếp tục gây sức ép cho giá, xóa đi tất cả những gì kể từ khi OPEC thông báo cắt giảm sản lượng trong tháng 11.
Nguồn thứ hai cho biết sản lượng của Saudi Arabia giảm trong tháng 2 xuống 9,797 triệu thùng/ngày, nhưng Riyadh cho biết họ tăng lên 10,011 triệu thùng/ngày.
Trong một nỗ lực xua tan những lo ngại của thị trường, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết “sự khác biệt giữa những gì thị trường quan sát như sản lượng, và mức cung cấp thực sự trong bất kỳ tháng nào là do các yếu tố hoạt động bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh lượng lưu kho và các biến so theo tháng”.
Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã đưa ra một dấu hiệu tích cực về số liệu, cho biết việc tuân thủ cắt giảm sản lượng vẫn cao bất chấp tồn kho tăng. Việc tái cân bằng thị trường vẫn đang tiến triển và ngân hàng này dự kiến nhu dầu mỏ cuối cùng vượt nguồn cung trong quý tới.
Báo cáo hàng tháng của OPEC cho biết tồn kho dầu tại các quốc gia công nghiệp hóa trong tháng 1 tăng lên 278 triệu thùng, cao hơn mức trung bình 5 năm, với nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ và của các nước ngoài OPEC đang tăng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet