Các thương nhân lờ đi lời kêu gọi cắt giảm sản lượng lớn hơn của Saudi Arabia để cân bằng thị trường sau khi nhu cầu sụt giảm, sau khi nhà sản xuất lớn nhất của OPEC cho biết trước đó họ dự định cắt giảm thêm sản lượng.
Dầu thô Brent giảm 49 US cent hay 1,6% xuống 29,49 USD/thùng, giá tăng 1,2% trong phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 41 US cent hay 1,6% xuống 25,37 USD/thùng, sau khi tăng vọt gần 7% trong phiên trước.
Stephen Innes, giám đốc chiến lược thị trường tại AxiCorp cho biết “trong khi thị trường này cảm thấy thoải mái hơn về phía nguồn cung, về nhu cầu sẽ tiếp tục tập trung xoay quanh những rủi ro liên quan tới việc nới lỏng phong tỏa”.
Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Mỹ nói rằng việc nới lỏng phong tỏa có thể làm tăng sự bùng phát bệnh dịch mới, đã giết chết 80.000 người Mỹ và làm tồi tệ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sự bùng phát mới được báo cáo tại Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi khủng hoảng y tế bắt đầu trước khi lây lan khắp thế giới, thúc đẩy các chính phủ phong tỏa hàng triệu người, phá hủy kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Về phía nguồn cung, nội các Saudi Arabia đã kêu gọi các quốc gia OPEC+ giảm sản lượng dầu hơn nữa để khôi phục sự cân bằng trong các thị trường dầu thô toàn cầu, theo cơ quan thông tấn nhà nước.
Trong ngày 11/5, Saudi Arabia cho biết họ sẽ cắt giảm thêm sản lượng khoảng 1 triệu thùng/ngày vào tháng tới, đưa sản lượng giảm xuống 7,5 triệu thùng/ngày.
Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất khác gồm Nga (gọi là OPEC+) đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020, để đối phó với nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm khoảng 30%.
Tại Mỹ, tồn kho dầu thô tăng 7,6 triệu thùng trong tuần trước lên 526,2 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích tăng 4,1 triệu thùng.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm gần 6%
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm gần 6% xuống mức thấp nhất 3 tuần do dự báo nhu cầu giảm khi thời tiết trở lại ôn hòa và doanh nghiệp vẫn đóng cửa do phong tỏa của chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi sản lượng tiếp tục chậm lại do dư thừa dầu thô trên toàn càu và nhu cầu nhiên liệu sụt giảm khiến giá dầu lao dốc, thúc đẩy các công ty năng lượng giảm chi tiêu cho việc khoan mới và đóng cửa giếng dầu. Những giếng dầu này cũng sản xuất nhiều khí đốt.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch New York giảm 10,6 US cent hay 5,8% đóng cửa phiên 12/5 tại 1,72 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 16/4/2020.
Refinitiv cho biết sản lượng khí trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống 90,3 bcfd từ đầu tháng 5 tới nay, giảm từ mức thấp nhất 8 tháng tại 92,9 bcfd trong tháng 4 và mức cao kỷ lục hàng tháng tại 95,4 bcfd trong tháng 11/2019.
Ngay cả khi virus corona làm giảm nhu cầu khí toàn cầu, EIA vẫn dự đoán xuất khẩu của Mỹ đạt cao kỷ lục trong những năm tới do thêm các nhà máy xuất khẩu LNG và đường ống dẫn được đưa vào hoạt động.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 13/5/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
25,5600
|
-0,22
|
-0,85 %
|
-58,66%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
29,4700
|
-0,51
|
-1,70 %
|
-58,67%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,7020
|
0,002
|
0,12 %
|
-36,03%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
0,8934
|
0,0031
|
0,35 %
|
-54,87%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
0,8206
|
0,0055
|
0,67 %
|
-60,16%
|