Dưới sự chỉ trích nặng nề liên quan đến những cáo buộc môi giới vận động hành lang hàng dệt may, Ấn Độ có thể xoá bỏ hạn chế xuất khẩu bông từ 1/10, khi vụ thu hoạch mới được đưa vào thị trường.

“Hạn chế xuất khẩu hiện tại là cần thiết đến 30/9. Từ 1/10 khi vụ mùa bông mới bắt đầu, chúng ta sẽ trở lại trạng thái trước kia. Ta sẽ quay trở lại những ngày tốt đẹp trước đây với việc xuất khẩu bông qua giấy phép mở mà không có bất cứ hạn chế nào” Bộ trưởng bộ Thương mại, tiến sĩ Rahul Khullar cho biết.

Ngày 21/5, Vụ Ngoại thương đã chuyển xuất khẩu bông từ danh sách “tự do” sang danh sách “hạn chế”, với các đơn hàng được cho phép chỉ căn cứ vào giấy phép.

Ngay cả trước đó, ngày 22/7/2008 Vụ Ngoại Thương đã quy định tất cả các hợp đồng xuất khẩu phải đăng ký với Ủy viên Hội đồng Dệt may trước khi vận chuyển. Ngày 19/4 năm nay, Ủy viên Hội đồng Dệt may đã công bố tạm dừng đăng ký tất cả hợp đồng xuất khẩu “cho đến khi có chỉ thị mới”.

Lệnh cấm xuất khẩu bông đã gây bất lợi cho lợi ích của người trồng bông trên toàn quốc.

Ảnh hưởng đối với người nông dân

Việc ngăn chặn xuất khẩu và cùng lúc giữ nguyên giá hỗ trợ tối thiểu (cũng làm cho người nông dân không có lợi khi bán tại thị trường trong nước) đã ảnh hưởng tới cả tình hình chính trị. Việc gieo trồng niên vụ 2010-11 hiện đang gấp rút với sự xuất hiện của gió mùa Tây Nam.

Xuất khẩu bông đã trở nên rất hấp dẫn sau khi giá bông quốc tế tăng vọt. Giá bông chuẩn ‘Cotlook A’ đã lên tới 95 cent/lb, so với chỉ 63 cent một năm trước đây.

Trong niên vụ 2008-09 đã có 3,514 triệu kiện với trị giá 3.838,55 Rs được xuất khẩu từ Ấn Độ.

Niên vụ hiện tại tính đến tháng 4/2010 đã có 7,376 triệu kiện được xuất khẩu trong sản lượng 29,2 triệu kiện ước tính của cả niên vụ.

Xuất khẩu tăng mạnh đã khiến ngành dệt may vận động hạn chế xuất khẩu, và sau đó những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế xuất khẩu đã được ban hành.

Tiến sỹ Khullar nói “Những hạn chế đã được áp dụng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt mà chúng tôi không còn có sự lựa chọn nào”.

(Vinanet)