Kể từ đầu tháng Sáu, các cơn mưa lũ đã làm thiệt mạng hơn 1000 người ở khu vực Nam Á; tuy nhiên, phần lớn (số người bị thiệt mạng) ở Nam Uttar Pradesh (Ấn Độ) với 725 người. Số còn lại ở Nepal và Bangladesh.

Các nhà chức trách Ấn Độ cho biết, cơn lũ tồi tệ nhất trong 50 năm trở lại đây đã xảy ra ở miền Đông nước này khiến 250.000 ngôi nhà bị phá hủy, buộc hơn 2 triệu người dân phải rời khỏi nhà ở, gây nên một cuộc hỗn loạn vì lương thực.

Nguyên nhân là tuần trước, sông Kosi ở Bihar bị vỡ do bùn từ các con đê và các nguồn nước bị xáo trộn đổ xuống tạo thành những bức tường nước khổng lồ tràn vào hàng trăm ngôi làng và thị trấn khiến gần 50 người bị thiệt mạng.

Một số chuyên gia cho rằng, những cơn mưa mùa nặng hơn trong đợt lũ này là do sự nóng lên của toàn cầu. Theo một số chuyên gia khác, tai họa xảy ra là do sự sai sót của chính quyền trong việc đưa ra những biện pháp ngăn chặn và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Những người dân bị kẹt vẫy tay cầu cứu khi trực thăng cứu hộ đến gửi những bức thông điệp đến các quan chức địa phương.

Các nhà chức trách nói cho biết: tại Baihar, các nạn nhân đã cướp lương thực ở nhiều nơi. Những người khác phải chạy hàng dặm đuổi theo trực thăng để nhặt các gói lương thực thả xuống.

Ở quận Madhepura một người đã chết khi dân làng đang giận giữ tranh giành nguồn lương thực và thuốc men hạn chế tại các trung tâm phân phát chật ních người.

Còn ở Quận Supaul, một cậu bé đã bị chết, khoảng 30 người khác bị thương khi bị các túi lương thực rơi vào người.

Giải thích về điều này, ông Rajesh Kumar Gupta, một quan chức nhà nước ở Madhepura nói: “Chúng tôi có đủ nguồn cung lương thực cho người dân, nhưng lại bị hạn chế phương tiện để vận chuyển”.

Quỹ tài trợ Trẻ em Liên hợp Quốc (Unicef) cho hay rằng các con đường đã bị phá hủy và nguồn cung cấp điện nước đồng thời cũng ngưng hoạt động.
Vitinfo

Nguồn: Internet