Một loạt các đỉnh mới được thiết lập cho cả chỉ số A và NY trong tháng qua. Chỉ số A và giá tương lai NY đang giao dịch khoảng 35 cent/lb cao hơn so với đầu năm. Trong tuần đầu tháng 2, chỉ số A tăng trên 205cent/lb. Cũng trong tuần đó, tăng giá trong hợp đồng tháng 3 kéo giá tương lai NY vượt 180cent/lb. Giá phản ánh kỳ vọng giá vụ 2011/12 cũng tăng. Giá tương lai NY hợp đồng tháng 12 tăng trên 125cent/lb và chỉ số kỳ hạn A – đại diện cho giá chào xuất khẩu giao hàng 2011/12- vượt mức 140cent/lb. Biến động giá tiếp tục chủ đạo. Khoảng dao động giá một trong ngày giao dịch cho giá tương lai NY lên đến 10cent/lb. Ngày 7/2, luật giao dịch mới được áp dụng cho giá tương lai NY. Các điều chỉnh cho phép biên độ tăng khi giá cao hơn và ngày 7/2, giá trị hợp đồng tháng 5 và 7 tăng 7cent/lb

Bất chấp chuyển động trong giá cotton gần đây, USDA hầu như không thay đổi dự báo cung và cầu trong báo cáo mới nhất. Sản lượng thế giới dự báo giảm 205.000 kiện, từ 115,5 còn 115,3 triệu kiện. Chỉ duy nhất điều chỉnh đáng chú ý ở mức độ quốc gia là việc giảm 150.000 kiện dự kiến thu hoạch của Uzbekistan. Số liệu tiêu thụ toàn cầu không đổi ở mức 116,6 triệu kiện, giảm chỉ 28.000 kiện so với dự báo trong tháng 1. Ở mức độ quốc gia, giảm tiêu thụ dự kiến cho Bangladesh (-100.000 kiện) và Đài Loan (-75.000 kiện) được bù trừ bởi tăng tiêu thụ của Uzbekistan (+150.000). Tổng hợp của giảm thu hoạch và tăng tiêu thụ của Uzbekistan cũng là điều chỉnh lớn nhất cho số liệu thương mại toàn cầu, xuất khẩu dự báo của Uzbekistan giảm 250.000 kiện. Số liệu tồn cuối kỳ toàn cầu không đổi ở mức 42,8 triệu kiện và tỉ lệ tồn/sử dụng giữ mức tháng 1 là 36,7%.

Với việc giá kỷ lục năm nay, có thể dự báo nông dân trên thế giới có động lực trồng thêm bông cho vụ 2011/12. Kết quả từ điều tra ý định trồng trọt của Hiệp hội bông Trung Quốc dẫn đến dự báo tăng 9.8% diện tích cho vụ 2011/12. Điều tra ý định trồng trọt của nông dân Mỹ do Hội Đồng Bông Quốc Gia tiến hành cho thấy diện tích trồng trọt sẽ tăng 14% vụ tới, tăng từ 11 triệu mẫu Anh vụ 2010/11 lên 12,5 triệu mẫu Anh vụ 2011/12. Bang có diện tích tăng nhiều nhất là Texas với dự kiến tăng thêm 642.000 mẫu (+11.5%). Diện tích vùng Trung-Nam được cho là tăng 18,9% (363.000). Diện tích vùng Đông-Nam dự kiến tăng 12,8% (333.000). Diện tích bông Upland vùng Viễn Tây dự kiến tăng 27% (99.000). Diện tích bông Pima tăng 23.1% từ 204.000 lên 251.000 mẫu.

Với việc giá cao hơn rất nhiều so với 3 vụ trước đây, qui mô vụ 2011/12 đáng chú ý là vẫn ở mức thấp hơn so với qui mô bình thường là từ 13 đến 16 triệu kiện trong quá khứ. Thực tế là diện tích bông Mỹ dự báo không tăng được hơn nữa với giá kỷ lục hiện nay là chỉ báo diện tích bông tiếp tục đối mặt với cạnh tranh từ các nông sản khác được trồng trên cùng diện tích. Giá bông tăng gần đây cũng đồng hành với giá bắp và đậu nành. Giá 2 loại nông sản này đang tiến đến mức kỷ lục được thiếp lập trong mùa hè 2008, bất kể thu hoạch bắp và đậu nành vụ 2009/10 và 2010/11 là lớn nhất trong lịch sử.

Với thu hoạch bắp và đậu nành tăng, nhu cầu tăng cao hơn là lý do chính tại sao giá 02 loại nông sản này tiếp tục tăng. Nhu cầu thế giới cho bắp tăng mỗi năm từ 1995/96 và mức vụ 2010/11 là 57,1% cao hơn so với 15 năm trước. Tỉ lệ tăng nhu cầu đậu nành còn ấn tượng hơn; với nhu cầu vụ 2010/11 cao hơn vụ 1995/96 là 126,1%. Bông bị ảnh hưởng bởi suy thoái nhiều hơn so với bắp và đậu nành và vụ có nhu cầu cao nhất của bông là vụ 2006/07 khi đó cao hơn 43,5% so với 1995/96. Thúc đẩy chính cho nhu cầu tăng cho từng loại nông sản là tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi. Tại Trung Quốc, chi tiêu hàng may mặc tăng gấp ba lần trong 15 năm qua. Tương tự tăng trưởng mạnh nhu cầu thịt tại các thị trường mới nổi, mà đòi hỏi các nông sản như bắp và đậu nành đáp ứng, là lý do giá bắp và đậu nành tăng. Với với các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu thế giới cao hơn đòi hỏi một loạt các hàng hóa nông sản được cho là bị áp lực cung và giá.

(nguồn: www.cottoninc.com)

Nguồn: Vinanet