I.       TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1.       Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 8/2013:

Đúng như dự báo của Trung tâm thông tin thương mại, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới tháng 8/2013 vẫn tiếp tục giảm – tháng thứ

ba liên tiếp kể từ đầu năm đến nay – do giá nguyên liệu dùng để chế biến TĂCN đồng loạt giảm mạnh.

Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì  và bột cá thế giới tháng 8/2013

ĐVT: USD/tấn

Giá đậu tương trong phiên giao dịch 19/8/2013 đạt 507,2 USD/tấn, tăng nhẹ 0,03% so với hồi đầu tháng nhưng giảm 7,54% so với tháng 7/2013, do dự báo sản lượng đậu tương 3 nước sản xuất hàng đầu Mỹ, Brazil, Argentina niên vụ 2013/14 đều tăng mạnh so với niên vụ trước.

Trong tháng 8/2013, giá ngô giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng qua, từ mức 278,93 USD/tấn đạt được hồi tháng 7/2013, giảm gần 29,7% xuống còn 196 USD/tấn, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2/2013, do sản lượng ngô Mỹ - nước sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới - năm nay sẽ tăng 30% lên 354,35 triệu tấn.

Cùng với xu hướng giảm mạnh của đậu tương, ngô thì giá lúa mì cũng giảm, trong tháng 8/2013, giá lúa mì giảm 1% so với tháng trước đó và giảm mạnh 30% so với cùng tháng năm ngoái xuống còn 235 USD/tấn trong phiên giao dịch hôm 19/8  - mức thấp kỷ lục kể từ đầu năm đến nay - do dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2013/14 sẽ vượt 42,16 triệu tấn so với niên vụ trước.

Giá bột cá thế giới trong tháng 8/2013 giảm nhẹ, từ mức 1598,54 USD/tấn đạt được hồi tháng 7/2013, giảm 8,54 USD/tấn xuống còn 1590 USD/tấn, do mới đây nước sản xuất bột cá hàng đầu thế giới – Peru – đã thực thi các biện pháp để đảm bảo tính bền vững của nguồn thủy sản, các biện pháp này đã làm giảm hạn ngạch đánh bắt cá, dẫn đến làm giảm nguồn cung bột cá toàn cầu.

2.       Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu niên vụ 2013/14 (Báo cáo tháng 8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA)

Ngô:

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013/14 tăng mạnh đạt 959,84 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết ở nước trồng lớn được cải thiện. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 150,97 triệu tấn, tăng 27,4 triệu tấn so với đầu kỳ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu thuẫn khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 31,24 triệu tấn lên 49,77 triệu tấn. Tiếp theo đó là Brazil tăng 0,8 triệu tấn, lên 12,81 triệu tấn; Argentina tăng 0,21 triệu tấn, lên 1,11 triệu tấn. Quốc gia có lượng giảm không đáng kể chủ yếu là những nước nhập khẩu như Trung Quốc, Ai Cập, các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc. Tuy nhiên, FSU-12 lại trái ngược hoàn toàn với xu hướng này, niên vụ 2013/14 nguồn dự trữ cuối kỳ của nước này dự kiến đạt 2,77 triệu tấn, tăng 1,03 triệu tấn so với đầu kỳ.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo niên vụ 2013/14 sản lượng ngô Mỹ sẽ đạt 354,35 triệu tấn, trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này còn dư thừa khoảng 62,24 triệu tấn. FSU-12 giữ  vị trí thứ hai với lượng dư thừa 20,07 triệu tấn, tiếp đến là Argentina với lượng dư thừa 18,7 triệu tấn và Brazil với lượng dư thừa là 18 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa 17,4 triệu tấn. Canada tụt xuống vị trí thứ 6 với lượng dư thừa là 1 triệu tấn.  Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, Nhật Bản là quốc gia có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 15,5 triệu tấn cho niên vụ 2013/14, tiếp đến là Trung Quốc với 13 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 7,7 triệu tấn, Mexico với 6 triệu tấn, Ai Cập với 5,3 triệu tấn, EU-27 với 4,37 triệu tấn; … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới

Đơn vị: triệu tấn

 

 

2013/14

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối vụ

Sản lượng

Nhập khẩu

Ngành TACN

Nội địa

Xuất khẩu

Thế giới

123,57

959,84

99,06

557,03

932,43

103,85

150,97

Mỹ

18,53

354,35

0,76

130,82

292,11

31,75

49,77

Các nước

còn lại

105,04

605,49

98,3

426,21

640,32

72,1

101,2

Nước XK chủ yếu

16,11

112

0,84

56,4

73,3

38,5

17,15

Argentina

0,9

27

0,01

5,3

8,3

18,5

1,11

Brazil

12,01

72

0,8

46

54

18

12,81

 Nam Phi

3,2

13

0,03

5,1

11

2

3,23

Nước NK chủ yếu

12,77

120,76

54,38

121,7

172,13

3,1

12,68

Ai Cập

1,31

5,6

4,9

8,9

10,9

0,01

0,9

EU-27 

5,48

65,63

7

53

70

2,7

5,4

Nhật Bản

0,61

0

15,5

11

15,5

0

0,61

Mexico

1,42

23

6,5

12,5

29

0,15

1,77

Đông Nam á

2,08

26,4

7,98

26

34,1

0,24

2,12

Hàn Quốc

1,47

0,08

8,2

6,2

8,3

0

1,45

Nước khác

 

 

 

 

 

 

 

 Canada

1,43

13,8

0,5

7,1

12,8

1

1,93

Trung Quốc

60,89

211

7

156

224

0,05

54,84

 FSU-12

1,74

39,76

0,29

16,72

19,69

19,34

2,77

 Ukraine

0,82

26

0,05

7

8,6

16,5

1,77

Nguồn: USDA

Đậu tương:

Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới

Đơn vị: triệu tấn

 

2013/2014

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

Dự trữ CK

SL

NK

Nghiền ép

Nội địa

XK

Thế giới

61,52

285,89

104,45

239,47

270,53

107,21

74,12

Mỹ

3,39

93,08

0,41

46,13

49,38

39,46

8,04

Các nước khác

58,13

192,82

104,04

193,34

221,16

67,75

66,09

Nước XK chính

43,97

150,02

0,07

78,33

83,49

61,54

49,03

Argentina

24,45

53,5

0

38

39,68

12

26,27

 Brazil

18,6

85

0,05

37

40,3

41,5

21,85

Paraguay

0,87

8,4

0,02

3,3

3,43

5

0,86

Nước NK chính

12,47

15,15

93,62

89,09

106,11

0,41

14,72

Trung Quốc

11,59

12,5

69

67,65

78,93

0,3

13,86

EU-27

0,43

1,15

12,1

12,23

13,15

0,08

0,45

Nhật Bản

0,16

0,21

2,76

1,95

3

0

0,13

 Mexico

0,05

0,28

3,55

3,8

3,84

0

0,04

Nguồn: USDA

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 285,89 triệu tấn, tăng 16,78 triệu tấn so với niên vụ trước do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 270,53 triệu tấn, lượng đậu tương thế giới dư thừa khoảng 15,36 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 44,7 triệu tấn, điều đặc biệt là trong niên vụ này USDA dự kiến Mỹ sẽ vẫn giành vị trí  hàng đầu là nước có sản lượng đậu tương lớn nhất thế giới do thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, tiếp theo là Mỹ với lượng dư thừa là 43,7 triệu tấn, Argentina với 13,82 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2013/14 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 66,43 triệu tấn, tăng 3,2 triệu tấn so với niên vụ trước do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh; đặc biệt nước này đã có 2 tháng liên tiếp tháng 6 và tháng 7 nhập khẩu đậu tương đạt mức cao kỷ lục theo thứ tự lần lượt là 6,93 triệu tấn và 7,2 triệu tấn ;thứ hai là EU-27 với 12 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,56 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,79 triệu tấn, tăng 0,07 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 6 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp hơn 13 lần, Mexico gấp hơn 13 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 69 triệu tấn, EU-27 là 12,1 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,55 triệu tấn, Nhật Bản là 2,76 triệu tấn.

Lúa mì

Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới

Đơn vị: triệu tấn

2013/14

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối kỳ

SL

NK

Ngành TACN

Nội địa

XK

Thế giới

174,47

697,8

146,06

138,7

699,89

149,13

172,38

Mỹ

19,55

57,52

3,54

7,62

35,68

29,26

15,68

Các nước khác

154,92

640,27

142,52

131,08

664,21

119,87

156,7

Nước XK chính

18,78

206,1

6,12

60,8

144,8

65,5

20,7

Argentina

0,81

13

0,01

0,1

6,05

7

0,77

Australia

3,42

25,5

0,12

3,7

7,05

19

2,99

Canada

4,91

29

0,49

4,5

9,7

19,5

5,2

EU-27

9,64

138,6

5,5

52,5

122

20

11,74

Nước NK chủ yếu

18,78

206,1

6,12

60,8

144,8

65,5

20,7

Brazil

1,12

5

7,5

0,4

11,2

1

1,42

Trung Quốc

54,15

121

8,5

25

125,5

1

57,15

Trung Đông

9,27

19,99

17,34

3,58

35,34

1,04

10,22

Bắc Phi

11,06

20,41

20,6

2,28

41,36

0,58

10,13

Pakistan

3,06

24

0,4

0,6

24

0,8

2,66

Đông Nam Á

3,46

0

16,7

3,16

16,12

0,77

3,27

Các nước khác

 

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ

24,2

92

0,01

3,5

89,01

7

20,2

FSU-12

14,15

102,26

6,71

23,9

74,91

32,7

15,51

Nga

5,27

54

0,5

14,5

36,5

17

6,27

Kazakhstan

2,93

14,5

0,01

2,4

7,2

7

3,24

Ukraine

2,22

19,5

0,1

3,5

11,5

8

2,32

Nguồn: USDA

Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 697,8 triệu tấn, tăng 1,94 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 7 nhưng tăng 42,16 triệu tấn so với niên vụ trước do sản lượng lúa mì ở các nước xuất khẩu chính dự báo đều tăng. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đạt 699,89 triệu tấn, lượng lúa mì thế giới thiếu hụt khoảng 2,09 triệu tấn. Quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là  Bắc Phi với 20,95 triệu tấn, thứ hai là các quốc gia Đông Nam Á với 16,12 triệu tấn, phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, tiếp theo là Trung Đông với 15,35 triệu tấn và sau cùng là Brazil với 6,2 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2013/14, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 20,6 triệu tấn; 16,7 triệu tấn; 17,34 triệu tấn và 7,5 triệu tấn.

Ngược lại, quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 27,35 triệu tấn, thứ hai là Mỹ với 21,84 triệu tấn, thứ ba là Canada với 19,3 triệu tấn, thứ tư là Nga với 17,5 triệu tấn, tiếp theo là Australia với 18,45 triệu tấn, EU-27 với 16,6 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 6,95 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu  trên toàn cầu.

Bột cá:

Chính phủ Peru mới đây đã đưa ra hạn ngạch đánh bắt cá, từ 8,5 triệu tấn mỗi năm, giảm xuống còn 5 triệu tấn hàng năm. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung bột cá Peru nói riêng, và nguồn cung bột cá toàn cầu nói chung.

Xuất khẩu bột cá Peru năm 2013 dự kiến đạt 980.000 tấn. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với bột cá của Peru chiếm 50% thị phần trong năm 2012. Các thị trường chủ yếu khác là Đức (14%) và Nhật Bản (9%).

II.          TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC          

1.          Biến động giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 8/2013.

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 8/2013 giảm nhẹ so với hồi tháng 7/2013 do giá nhập khẩu giảm nhưng chi phí vận chuyển ở mức cao nên không tác động nhiều đến giá thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, giá ngô dao động ở mức 7.000 -7.200 đ/kg, giảm 200 đ/kg so với tháng 7/2013; giá cám gạo ổn định ở mức 5.700-6.200 đ/kg, giá khô đậu tương giảm 400 đ/kg so với tháng trước, xuống còn 12.800-13.200 đ/kg và giá bột cá giảm nhẹ còn 14.000-19.800 đ/kg .

Giá bán thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong khu vực từ 15-20% và lợi nhuận thu về từ 3-7%. Đây là mức lợi quá cao so với các nước trên thế giới, vốn chỉ từ 1%-1,5%. Sở dĩ giá TACN trong nước cao hơn các nước trong khu vực là do có quá nhiều chi phí, như phí vận chuyển đến Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Các chi phí kiểm nghiệm không chỉ mất nhiều thời gian mà còn bị rủi ro phải tái xuất lô hàng, nếu không đạt tiêu chuẩn. Nhiều khoản thuế, kể cả thuế giá trị gia tăng mà nhiều nước trên thế giới không áp dụng cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi.

2.       Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 8/2013 và một số vấn đề tồn tại:

Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước có 194 doanh nghiệp sản xuất TACN, trong đó có 95 nhà máy có công suất chế biến từ vài ngàn tấn cho đến dưới 20.000 tấn/năm/nhà máy. Loại hình 20.000-50.000 tấn/năm/nhà máy có 37 nhà máy là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước, còn những nhà máy có công suất từ 50.000 đến trên 100.000 tấn đều rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm gần 60% thị phần.

Mỗi năm cả nước tiêu thụ gần 13 triệu tấn TĂCN, riêng thức ăn phục vụ cho ngành nuôi tôm, cá ở ĐBSCL chiếm đến 5 triệu tấn. Muốn có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất, Việt Nam phải bỏ ra 3,7 tỉ USD để nhập khẩu từ 70-80% các loại nguyên liệu dùng sản xuất TACN giàu đạm như ngô, đậu tương… trong đó, nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn ngô và trên 2,7 triệu tấn đậu tương, nguồn nguyên liệu ngô và đậu tương trong nước chỉ chiếm khoảng 20-30%. Đây là những loại nông sản mà nông dân Việt Nam có khả năng sản xuất được mà còn sản xuất rất tốt nếu có quy hoạch. Tuy nhiên, đã qua nhiều năm kiến nghị quy hoạch vùng nguyên liệu ngô và đậu tương trong nước cho đến nay vẫn chưa thấy các ngành chức năng có động tĩnh gì và các nhà máy vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TACN. Điều này đã khiến cho giá thành sản xuất TACN đội lên so với các nước trong khu vực từ 10-15%. Theo báo cáo của Bộ Công thương, ba nguồn nhập chính là Ấn Độ (24,82%), Mỹ (18,42%) và Argentina (13,53%). Bên cạnh đó, các yếu tố như thuế và chi phí vận chuyển tăng cùng giá xăng dầu cũng bị các doanh nghiệp tính vào giá thành thức ăn chăn nuôi nên đương nhiên các chủ trang trại phải gánh.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến người chăn nuôi bị thua lỗ trong thời gian qua bởi TACN hiện chiếm tới 65-70% giá thành chăn nuôi. Sở dĩ, trong thời gian qua, người chăn nuôi vẫn còn cầm cự được do họ hạn chế mua TACN từ các nhà máy mà chuyển sang tự mua nguyên liệu về tự chế để có được giá thành rẻ hơn.

Một thực tế đáng buồn nữa là, ngành chăn nuôi Việt Nam đang bị các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm lĩnh 55% thị phần sản xuất TĂCN ngay trên “sân nhà”. Không những thế, việc NK phần lớn nguyên liệu sản xuất đang đẩy ngành TĂCN trong nước có nguy cơ trở thành các cơ sở gia công cho các thương hiệu lớn. 

Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng, các DN FDI đang có trong tay những lợi thế mà DN trong nước chưa có. “Vốn của họ sẵn hơn, họ lại có kinh nghiệm trong đầu tư công nghệ, có chính sách thị trường riêng, vì vậy, nếu Chính phủ quan tâm đến ngành này, có một số chính sách cho DN vừa và nhỏ thì chúng ta mới có thể bàn đến việc vươn lên chiếm lấy thị trường đã mất.

3.       Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 7 ước đạt 227 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt 1,72 tỉ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu nhóm hàng này đang tăng mạnh do nhu cầu chăn nuôi trong nước tăng. Thị trường nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu là Argentina (23,5%), Ấn Độ (16,5%), Hoa Kỳ (15,3%).

Tháng 7/2013, Việt Nam nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Achentina với kim ngạch 103,7 triệu USD, trong đó nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi loại bột thịt xương bò được nhập khẩu nhiều nhất, ước khoảng 149 nghìn tấn, với đơn giá 580 USD/tấn CFR, đứng thứ hai là chủng loại bột lông vũ thủy phân nhập khoảng 50 nghìn tấn, đơn giá 720 USD/tấn, CFR…

Thị trường đứng thứ hai sau Achentina là Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu 258,2 triệu USD, tăng 34,76% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Canada tuy chỉ đạt 7,3 triệu tấn, nhưng đây lại là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng mạnh, tăng 1799,68% so với 7 tháng năm 2012.

Ngô là mặt hàng nhập khẩu tăng cao trong nhóm này, tháng 7 vừa qua mặt hàng này đạt kim ngạch nhập khẩu 101 ngàn tấn với giá trị khoảng 31 triệu USD. Đưa tổng kim ngạch nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm lên 1,07 triệu tấn với trị giá 353 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này là từ Ấn Độ (83,3%).

Thống kê thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 7 tháng 2013

Đvt: USD

 

KNNK 7T/2013

KNNK 7T/2012

% so sánh

Tổng KN

1.770.156.468

1.286.302.167

37,62

Achentina

453.757.073

315.029.376

44,04

Ấn Độ

258.293.769

191.666.509

34,76

Hoa Kỳ

255.747.660

147.919.298

72,90

Italia

131.653.086

75.535.269

74,29

Thái Lan

98.214.271

44.412.865

121,14

Trung Quốc

90.002.113

88.757.956

1,40

Indonesia

46.146.395

30.626.864

50,67

Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất

46.014.933

33.291.717

38,22

Đài Loan

31.212.107

26.516.237

17,71

Philipin

25.305.765

13.130.464

92,73

Oxtrâylia

20.296.501

5.146.480

294,38

Hàn Quốc

16.421.847

15.238.306

7,77

Malaixia

15.736.930

12.903.929

21,95

Tây Ban Nha

14.730.549

8.396.489

75,44

Pháp

10.161.711

12.063.460

-15,76

Hà Lan

9.279.418

7.181.783

29,21

Xingapo

8.358.365

11.958.965

-30,11

Canada

7.364.752

387.683

1.799,68

Bỉ

2.860.456

3.301.934

-13,37

Anh

2.797.483

3.388.795

-17,45

Đức

2.356.634

2.016.948

16,84

Áo

1.949.405

2.365.116

-17,58

Chilê

1.474.671

2.946.728

-49,96

Nhật Bản

1.192.500

1.386.373

-13,98

Nguồn: TCHQ

Theo Vinanet.com.vn