Cụ thể, tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp này năm 2007 đạt 167 triệu NDT (23,194 triệu USD), so với mức thua lỗ 2,97 tỷ NDT năm 2006, nhờ các biện pháp hiệu quả của chính phủ, với việc đưa ra mức giá thu mua tối thiểu, nhằm bảo vệ lợi ích của cả nông dân lẫn các công ty buôn bán ngũ cốc. Năm 2007, giá thu mua tối thiểu đối với lúa mỳ và gạo ở mức lần lượt là 69-72 NDT/50 kg và 70-75 NDT/50 kg. Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) thông báo giá thu mua lúa mỳ và gạo trong năm 2008 sẽ tăng nhẹ.
Giá ngũ cốc tăng cũng đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp lên. Các công ty buôn bán ngũ cốc của 17 tỉnh, trong đó có Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam, thu được lợi nhuận lớn, trong khi các công ty ở các khu vực khác chỉ giảm được mức thua lỗ.
Theo SAG, giá cả thay đổi thất thường cũng gây thiệt hại với các doanh nghiệp, trong bối cảnh họ bị hạn chế tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng, lãi suất tăng và năng lực còn non yếu.
SAG cho biết, sản lượng ngũ cốc nước này năm 2007 đạt 501,5 triệu tấn -đánh dấu năm thứ tư liên tiếp sản lượng tăng mặc dù hạn hán hoành hoành. Dự trữ ngũ cốc của Trung Quốc vào thời điểm cuối năm 2007 ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Tôn Chính Tài cho biết sản lượng ngũ cốc nước này vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa.
Thống kê cho thấy, trong thập kỷ qua, nguồn cung ngũ cốc tính trên đầu người tại Trung Quốc đã giảm từ mức 412 kg năm 1996 xuống còn 378 kg năm 2006. Năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 4,8%, trong đó giá ngũ cốc, chẳng hạn như đậu tương đạt mức cao kỷ lục. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp để kiềm chế giá tăng, trong đó có việc đưa thêm dự trữ ngũ cốc quốc gia vào thị trường và xúc tiến bán ngũ cốc đã mua với giá tối tiểu của nông dân.

Nguồn: Internet