Sau khi Ấn Ðộ, Ai Cập, Trung Quốc, Cam-pu-chia và một số nước hạn chế xuất khẩu gạo, tình trạng khan hiếm gạo trên thế giới càng thêm trầm trọng. Chính phủ Philippines ban hành chính sách bảo vệ đất nông nghiệp, cấm sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích khác.
 
Tại Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là kiềm chế giá lương thực, thực phẩm và khuyến khích sản xuất, tăng sản lượng. Theo AP, Chính phủ Guy-an (lãnh thổ thuộc Pháp ở Nam Mỹ) đã phát hạt giống, chủ yếu là thóc, cho nông dân; khuyến khích mọi người dân tham gia trồng trọt. Chính phủ cho đây là biện pháp tốt, giảm gánh nặng giá lương thực tăng ở nước này (giá gạo tăng 80% trong năm qua).
 
Trong khi đó, tranh luận chung quanh tác động của nhiên liệu sinh học đối với cơn sốt giá lương thực thêm gay gắt. Thực tế, Mỹ và EU khuyến khích sản xuất và tiêu thụ "năng lượng xanh", một số quốc gia nông nghiệp như Brazin, Indonesia... cũng đẩy nhanh xu hướng chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.
 
Các nhà khoa học Thụy Sĩ chỉ trích xu hướng trên làm giảm diện tích trồng cây lương thực, dẫn đến tình trạng giá lương thực tăng cao. Trong khi đó, Tổng thống Brazin Luiz Inacio da Silva bác bỏ lập luận này, cho rằng nhu cầu tăng về lương thực ở các nền kinh tế mới nổi chính là nguyên nhân đẩy giá lương thực lên cao
 

Nguồn: Internet