Phía sau việc tăng giá này là cơ cấu bất bình thường của thị trường quặng sắt, với nét nổi bật nhất là tính lũng đoạn từ cả hai đầu của quy trình sản xuất quặng và thép. Với cấu trúc bất bình thường này, quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ George W. Bush cho phép hai tập đoàn Rio Tinto, đứng thứ hai, và tập đoàn BHP Billiton, đứng thứ ba thế giới về khai thác quặng sắt, phối hợp hoạt động đã làm cho người ta hết sức lo ngại.
Khác với các thị trường hàng hoá khác, giá quặng sắt được quyết định thông qua các cuộc thương lượng hàng năm giữa các tập đoàn sản xuất quặng sắt (thường được gọi là Vua Sắt ) và các tập đoàn sử dụng quặng sắt (gọi là Vua Thép). Các cuộc thương lượng hợp đồng gần đây đã dẫn đến kết quả giá quặng sắt tăng vọt. Điều này phản ánh cơ cấu bất bình thường của thị trường quặng sắt.
Phía Vua Thép bao gồm một số rất ít các tập đoàn sản xuất thép lớn, còn phía Vua Sắt cũng chỉ có một số ít hơn các nhà sản xuất quặng sắt. Ba nhà sản xuất quặng sắt hàng đầu thế giới là Vale do Rio Doce, Rio Tinto và BHP Billiton chiếm tới 75% tổng sản lượng quặng sắt toàn cầu. Sự lũng đoạn của họ lại tăng thêm nhờ nhân tố địa lý. Vale do Rio Doce của Braxin chiếm lĩnh Tây Bán cầu còn Rio Tinto và BHP Billiton hoạt động ở Ôxtrâyliaa. Sự phân chia về mặt địa lý này đã giúp đem lại lợi nhuận cho các Vua Sắt.
Đến những năm gần đây, trong ngành sản xuất thép xuất hiện những vụ sáp nhập lớn và điều chỉnh lớn về công suất kết hợp với phần công suất thép tăng thêm của Trung Quốc. Kết quả là lợi nhuận của bên sản xuất thép tăng bùng nổ. Điều này được phản ánh qua tình hình giá cổ phiếu ngành thép tăng vọt. Ví dụ, giá một cổ phiếu của công ty US Steel tăng từ 12 USD cách đây 5 năm lên 196 USD vào tháng 6/08.
Vì nằm ở cuối dây chuyền sản xuất, Vua Thép vơ được lợi nhuận trước. Bây giờ, Vua Sắt tìm cách đòi chia sẻ lợi nhuận đó. Do có thế mạnh trong mặc cả, Vua Sắt có thể đạt được mục tiêu đó, và chẳng ai ngạc nhiên nếu các tập đoàn khai thác quặng sắt ngấm ngầm liên kết với nhau trong một "tập thể" nhỏ bé của họ.
Do ít có giải pháp lựa chọn, Vua Thép buộc phải nhả bớt một phần lợi nhận thu được, coi đó là tiền thuê Vua Sắt khai thác quặng. Đó là một cuộc trao đổi tồi vì số thu nhập tăng thêm tác động không đáng kể lên các kế hoạch kinh tế của ngành khai thác quặng vì trước đó ngành này thu được lợi nhuận quá lớn rồi. Giá quặng cao sẽ làm cho giá thép tăng lên, phá hoại ngành chế tạo và làm tăng lạm phát. Trong khi, ngành thép, do lợi nhuận giảm, sẽ phải giảm hoạt động đầu tư cho sản xuất thép.
Cuối cùng, các hoạt động đầu cơ cũng góp phần làm cho giá quặng tăng lên, mặc dù đó không phải là hình thức đầu cơ gắn kết lan tràn với các thị trường hàng hoá khác. Vì quặng sắt không được bán trên các thị trường hàng hoá toàn cầu, nên các nhà đầu cơ tài chính không chịu trách nhiệm về vấn đề giá cả quặng sắt tăng lên. Thay vào đó, việc đầu cơ quặng sắt chủ yếu mang tính "đầu cơ chung" của các nhà sản xuất và sử dụng quặng sắt nhằm đảm bảo cho ngành thép tiếp tục có lợi nhuận và các công ty thép có thể trút gánh nặng chi phí cao cho phía khách hàng tiêu thụ thép. Nhìn từ góc độ này, người ta có thể thấy mức tăng giá hợp đồng cung cấp quặng sắt chính là phần lợi nhuận mà các nhà sản xuất quặng giành thêm được cộng với một phần cá cược lớn về điều kiện kinh tế vĩ mô sau này.
Người ta khó có thể lập luận để kết tội hình thức liên kết đầu cơ này giữa các nhà sản xuất và sử dụng quặng sắt, mà chỉ có thể lên án cơ cấu thị trường có tính lũng đoạn làm tăng thêm các tác động có hại của hình thức đầu cơ nói trên. Chính điều đó đang làm cho quyết định của ông Bush cho phép tăng cường phối hợp hoạt động giữa hai tập đoàn Rio Tinto và BHP Billiton trở thành một quyết sách nguy hiểm khác của Nhà nước Mỹ.
Quyết định đó làm bộc lộ những xu hướng tồi tệ nhất của Chính quyền Bush và được thúc đẩy bởi những nhân tố công nghiệp hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Nó chứng tỏ Các Mác đã đúng khi nói về xu thế liên kết tư bản.
Tinthuongmai

Nguồn: Internet