Đôla là biểu tưởng và 1 cán cân về quyền lực và khả năng lãnh đạo của người Mỹ. Nó là đơn vị tính toán tiêu chuẩn cho các hoạt động kinh tế thế giới và trong thời gian khủng hoảng, nó dường như là chốn lưu trú an toàn.
Tuy nhiên, trong dài hạn, một số chuyên gia tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể đánh dấu một bước ngoặt trong “vận mệnh” của đồng đôla: Quyền lực của đôla sẽ suy yếu!
 
Avinash Persaud, Chủ tịch của Intelligence Capital Limited nhận định: “Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đang đẩy nhanh quá trình “chết dần chết mòn” của đồng đôla trong vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới. Đây là lần đầu tiên chúng ta nhận thấy trong thị trường tài chính chúng ta phải mất tiền để đảm bảo mình không bị ảnh hưởng với tình trạng vỡ nợ của chính phủ Mỹ”.
 
Đặc quyền tối cao
 
Ông Persaud thể hiện băn khoăn rằng liệu sự kết hợp giữa các cuộc chiến tranh với nước ngoài và cuộc cứu trợ trong nước có được coi là “một gánh nặng quá lớn với Mỹ”.
 
Nhưng đối với đồng đôla, việc mất vị thế đồng tiền dự trữ thế giới đồng nghĩa với việc chấm dứt, theo nhiều cách, một tiền thưởng khổng lồ cho họ.
 
Chính phủ Mỹ, đơn giản là, không nghĩ sẽ có chuyện như vậy vì cuộc sống của họ dựa trên sức mạnh của đồng đôla. Với nhu cầu các nước còn lại sử dụng đồng đôla, tất cả những gì nước Mỹ cần làm là tiếp tục cho in tiền. Đây là một sức mạnh mà đối thủ của Mỹ trong lịch sử đã từng khẳng định như là “đặc quyền tối cao”.
 
Sự miễn cưỡng của đồng Euro
 
Kể từ đó, châu Âu đã phát triển đồng tiền riêng của mình- Euro- hiện nay cũng chiếm một vai trò nhất định trên thế giới.
 
Khi sức mạnh của euro lớn dần so với đôla, nó gây lên nhiều thử thách đối với “danh tiếng lẫy lừng” của đồng đôla. Các siêu mẫu tại New York bắt đầu đặt các hợp đồng bằng euro hơn là bằng đôla.
 
Tuy nhiên, lãnh đạo các nước châu Âu vẫn không muốn đồng tiền của họ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới: “Châu Âu không có nhiều tham vọng lớn như nước Mỹ từng ôm ấp”, David Marsh – một nhân viên ngân hàng hiện sắp hoàn thành xong cuốn sách  lập biểu đồ về sự sinh ra của đồng euro cho biết.
 
Tiềm năng sẽ hủy hoại
 
Liệu nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc có thể hỗ trợ vai trò là người kế vị cuối cùng của đồng đôla hay không?
 
Hiện tại, TQ thiếu các thị trường mở và các thể chế để hỗ trợ cho vai trò đó. Nhưng Avinash Persaud chỉ ra rằng những chuyện “tùy tiện” tương tự như thế đã từng được đề cập 1 thế kỷ trước.
 
Mãi đến năm 1913, Mỹ mới có ngân hàng trung ương, nhưng chỉ qua một vài thập kỷ, đồng đôla đã trở thành đồng tiền thống trị thế giới.
 
Đến nay, TQ đã có một khoản tiền dự trữ ngoại tệ khổng lồ nhờ sự bùng nổ xuất khẩu của họ. Điều này tạo cho Bắc Kinh thế có thể đánh giá thấp đồng bạc xanh của Mỹ nếu họ chọn việc đưa nhân dân tệ vào thay thế. Một vị cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ gọi hiện tượng này là “sự cân bằng của khủng bố tài chính”.
 
Hành động cân bằng
 
Từ những nguyên nhân trên cho thấy chính sách ngoại giao kinh tế  Mỹ phải mạnh mẽ, đặc biệt với các nước vùng Vịnh. Họ không nắm giữ đồng đôla, nhưng họ đặt giá dầu mỏ bằng “đôla dầu mỏ”.
 
Các nước ngoài giàu đôla có thể cần nhiều đồng bạc xanh, nhưng nó sẽ không có lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Nó khiến cho các mặt hàng máy tính, ô tô của Mỹ bán ra nước ngoài với giá đắt hơn. Đó là lý do tại sao mà đồng bạc xanh này đã lặng lẽ tụt giá trong vòng 6 năm qua.
 
Do vậy, người kế nhiệm vị trí tổng thống mới sẽ phải hướng tới hành động cân bằng nhạy cảm đồng đôla.
 
Nếu các nước ngoài giàu đôla không thích những chuyện đang xảy ra với đồng bạc xanh của Mỹ, họ có thể tìm sự thay thế. Và mọi người đều biết rằng quyền lực của đồng đôla phải giảm vì sự cân bằng quyền lực kinh tế thế giới đang thay đổi.

Nguồn: Internet