Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường Mỹ khi Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

Mặc dù không phải chỉ riêng dệt may được hưởng lợi, song triển vọng của ngành này đang được coi là rất sáng sủa khi TPP được ký kết và có hiệu lực. Bởi, Mỹ hiện là thị trường chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may.

Lợi thế rõ nhất là, sản phẩm dệt may sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ 0 – 37,5%. Cụ thể, nếu đàm phán thành công, có tới 95 dòng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng thuế suất 0%. Rõ ràng, với mức thuế suất này, triển vọng gia tăng mạnh hàng dệt may vào Mỹ rất rõ.

Tuy nhiên, mọi việc không hẳn đã thuận chiều. Theo những nội dung của TPP đang được bàn thảo và chưa có những kết quả cuối cùng, để đạt được mức thuế suất ưu đãi này, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng không ít điều kiện ràng buộc.

Một trong những điều kiện mà doanh nghiệp dệt may ngại nhất là yêu cầu về quy tắc xuất xứ, theo đó, các doanh nghiệp phải dùng vải sợi sản xuất từ các nước thành viên TPP để sản xuất hàng dệt may.

Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó đáp ứng được quy định này vì ngành dệt may hàng năm phải chi hàng tỷ USD để nhập nguyên phụ liệu. Thị trường nhập khẩu chính của các sản phẩm này là Trung Quốc. Lượng vải, sợi dệt nhập khẩu từ các nước thành viên TPP gần như là không có, ngoại trừ Singapore và Mỹ, nhưng với giá trị không đáng kể.

Số liệu thống kê từ Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu nguyên phụ liệu, gồm vải, sợi dệt của ngành dệt may đã lên tới 4,5 tỷ USD, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.

Theo ông Sơn,

Theo phân tích của chủ tịch Hiệp hội Bông sợi, trong chuỗi sản xuất khép kín, từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam mới có ưu thế ở đoạn cuối là may. Đây là trở ngại rất lớn với ngành khi tận dụng lợi thế có được từ Hiệp định TPP mang lại. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ với thị phần hơn 43%,  cho dù Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 vào Mỹ nhưng mới chiếm 8% thị phần.

Như vậy, việc tận dụng TPP đến đâu dường như không chỉ nằm trong khả năng của các doanh nghiệp ngành dệt may. Bởi, khi câu chuyện về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ chưa có hồi kết, thì nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, nhân lực, đặc biệt là nâng cao vị thế trong đàm phán đơn hàng với từng đối tác Mỹ từ phía doanh nghiệp đều khó tối đa hiệu quả.

Tuy vậy, theo ông Sơn, từ lúc này, mỗi doanh nghiệp cần tập trung đầu tư trọng điểm, hướng đến các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt của thị trường Mỹ, tìm kiếm thêm các nhà cung cấp vải sợi, đầu tư phát triển thương hiệu, gia tăng liên kết với các nhà nhập khẩu nhằm chủ động hoá giải dần các rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam khi vào thị trường Mỹ.

Nguồn: VINATEX

Nguồn: Vinanet