Năm 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả lại có sự tăng trưởng khá. Dự báo, tuy sẽ gặp không ít những khó khăn do tác động của nền tài chính thế giới nhưng với đà phát triển này, năm 2009 xuất khẩu rau hoa quả của nước ta sẽ đạt kim ngạch khoảng 420 triệu USD, tăng nhẹ 7,24% so với năm 2008. Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 được dự báo là khó có thể đạt được. Mục tiêu này đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch từ năm 1999 là phải đạt 1 tỉ USD. Đến năm 2007, Chính phủ lại cho điều chỉnh giảm mục tiêu kim ngạch xuẩt khẩu rau quả năm 2010 xuống còn 760 triệu USD, trong đó trái cây 200 triệu. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2008 mới chỉ đạt 390 triệu USD, xuất khẩu trái cây là 98,1 triệu USD. Và theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam mới chỉ đạt 21,5 triệu USD, mặc dù tăng 11,52% so với tháng 1/2007 song vẫn bị sụt giảm 32,17% so với tháng trước, giảm 20,63% so với cùng kỳ năm 2008.
Đến nay, trái cây xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng trái cây xuất khẩu đạt trung bình 260 nghìn tấn/năm. Trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu tăng 43,8%, từ giá trị 54,3 triệu USD vào năm 2004, đến năm 2008 đạt giá trị 98,1 triệu USD. Tuy  nhiên, hiện tại mục tieu xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt chưa tới 50%. Mục tiêu đề ra quá xa với so với hiện thực đạt được.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2004 kim ngạch nhập khẩu trái cây là 43,3 triệu USD/năm. Đến năm 2008 kim ngạch nhập khẩu là 107,5 triệu USD/năm. Đây là con số tổng kết nhập khẩu chính ngạch, nếu tính cả nhập khẩu tiểu ngạch và nhậ lậu qua biên giới, kim ngạch nhập khẩu còn lớn gấp nhiều lần.
Để có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả đề ra thì vấn đề then chốt cần được chú trọng quan tâm là giống và chế biến. Công nghệ bảo quản chậm phát triển, do bao gói không thích hợp, nên đã làm chất lượng trái cây bị suy giảm nhanh chóng, tổn thất sau thu hoạch lên đến 20-30%. Sản lượng trái cây được đưa vào chế biến ở nước ta mới chỉ đạt 10%, chủ yếu là: đồ hộp quả, nước ép trái cây, chiên, sấy, đông lạnh… Hiện cả nước có 12 nhà máy chế biến hoa quả quy mô công nghiệp, cùng hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ và hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, cùng hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ và hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó là vấn đề giống, nhiều giống cây ở nước ta chưa phù hợp với chế biến. Chẳng hạn, các giống cam bản địa thường rất nhiều hạt. Nếu để nguyên cả quả đem ép, hạt bị ép nát sẽ làm đắng nước cam. Nếu áp dụng cách thủ công trước kia là bổ đôi từng quả cam, moi bỏ hết h ạt rồi mới đưa vào dây chuyền ép thì chi phí lao động rất lớn. Bởi vậy, Tổng công ty Rau quả phải nhập trái cây không hạt từ nước ngoài về để chế biến nước cam ép. Về lâu dài, cần phải đẩy manạh công nghệ chế biến, đồng thời song song với việc phát triển thị trường xuất khẩu, cần phải nghiên cứu để giành lại thị trường nội địa.
Về thị trường xuất khẩu: Trong năm nay, với mức tăng 4,82% so với tháng 1/2008, tăng 55,52% so với tháng 1/2007, Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu và là thị trường nhập khẩu rau hoa quả lớn nhất của nước ta, với 3,7 triệu USD. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của nước ta trong tháng đầu năm 2009 đặc biệt tăng khá sang một số thị trường như Nga (tăng 15,32%), Đài Loan (tăng 346,23%), Canada (tăng 16,46%); Ôxtrâylia (tăng 27,98%).
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường lại có sự giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm 2008, như xuất sang Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Singapore… với các mức giảm lần lượt là 17,42%; 23,81%, 33,89%, 29,22%…
Về doanh nghiệp xuất khẩu: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2009, cả nước có tất cả 270 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau hoa quả. Trong đó, có 31 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩuhơn 100 nghìn USD, 25 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 200 nghìn USD trở lên; 5 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 500 nghìn USD… Nổi bật và dẫn đầu danh sách là Cty TNHH Sáu Nhu với kim ngạch 832,6 nghìn USD. Tiếp đến là Cty TNHH sản xuất & thương mại Việt Hải với 795,3 nghìn USD, công ty TNHH Hội Vũ với kim ngạch 748,9 nghìn USD; Cty cổ phần Vinamit với 731,3 nghìn USD…

Nguồn: Vinanet