Giá cả tăng cao khiến nước này có nguy cơ lan tràn lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế nói chung cũng bị ảnh hưởng.
Theo Fed, “việc mua sắm của người tiêu dùng đã giảm đi, còn thu nhập thì bị co lại do tình trạng tăng giá năng lượng và thực phẩm”. Trong khi đó, hoạt động sản xuất “nhìn chung là êm đềm” và thị trường nhà vẫn chưa có lối ra.
Các doanh nghiệp cũng bị thiệt hại do giá tăng, đặc biệt là giá năng lượng, kim loại, nhựa, hóa chất và thực phẩm. Để đối phó với hiện trạng này, các nhà sản xuất trong một số khu vực quyết định tăng giá sản phẩm.
Trong suốt một tuần qua, Fed đã lên tiếng báo động mạnh hơn chống lại lạm phát. Chủ tịch Fed Ben Bernanke cho biết cuộc vận động cắt giảm lãi suất của Fed, bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái để vực dậy nền kinh tế yếu kém, có lẽ đã kết thúc. Nhiều nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ giữ ở tỉ lệ 2%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán Phố Wall cho rằng Fed có thể buộc phải bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm nay để kiềm chế lạm phát.
Phó Chủ tịch Fed Donald Kohn phát biểu: Một trong những vấn đề Fed sẽ chú tâm đến là người dân nghĩ giá sẽ tăng đến mức nào và đó là điều khiến họ hành động theo hướng làm cho tình hình lạm phát tệ hại hơn.
Các cuộc khủng hoảng về nhà ở, tín dụng và tài chính đã làm cho nền kinh tế Mỹ trở nên xấu đi và sự tăng trưởng chậm lại. Việc làm bị cắt giảm hằng tháng trong năm nay và tỉ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng từ 5% trong tháng 4 lên đến 5,5% vào tháng 5, mức tăng cao nhất trong vòng một tháng kể từ năm 1986.
Vietstock

Nguồn: Internet