Mức tăng thấp nhất đối với dự trữ gạo trong 5 năm có nghĩa là tồn kho ngũ cốc toàn cầu sẽ mở rộng sự sụt giảm, việc đó đã đưa chi phí lương thực lên mức kỷ lục.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính tổ hợp các kho hàng toàn cầu về lúa mì, ngô và gạo sẽ giảm 2,5% xuống mức thấp nhất trong 4 năm do nông dân không theo kịp với nhu cầu. Giá gạo sẽ tăng hơn 20% đến tháng 12 do tồn kho mở rộng 1,1% so với mức tăng 29 % trong 4 năm qua, khảo sát của Bloomberg với 13 nhà xay xát và kinh doanh cho biết.

Trong khi giá lúa mì và ngô tăng gấp đôi năm ngoái, gạo giảm do chỉ số lạm phát lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc đã tăng 25%. Gạo tăng 15% tính đến tháng 5, Ngân hàng Thế giới cho biết có khả năng làm xấu đi cuộc sống của 1,1 tỷ người có mức sống dưới mức 1 USD/ngày. Lúa mì giảm 20% từ giữa tháng 2 do triển vọng cây trồng lớn hơn. Concepcion Calpe, nhà kinh tế cao cấp tại tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc nói “giá gạo thế giới đã ổn định hơn so với các ngũ cốc khác,”. “ Bây giờ việc này đang thay đổi, gạo đang phục hồi, tình hình quốc tế dường như tồi tệ hơn. Lúa mì có thể trở thành lương thực ổn định”

Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất đang quay lại chính sách mua gạo từ nông dân với mức giá cao hơn thị trường để dự trữ. Việc xuất khẩu từ Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai có thể giảm 6,9%, theo số liệu của FAO. Chính phủ cho biết nông dân tại Hoa Kỳ, nước xuất khẩu lớn thứ ba sẽ thu hoạch giảm 20% sau khi trồng nhiều ngô và lúa mì do giá tăng.

Cây trồng bị thiệt hại

Tại Nhật Bản, phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân đã bị tê liệt có thể làm nhiễm độc gạo, làm nước này có khả năng tăng cường nhập khẩu. Trung Quốc có thể mua 600 nghìn tấn, tăng 55% so với năm trước đó, sau khi hạn hán và mưa gây thiệt hại cho cây trồng. FAO ước tính Bangladesh có thể thu mua 1,5 triệu tấn gạo nhiều hơn 850 nghìn tấn so với năm 2010.

Indonesia sẽ nhập khẩu gạo cho năm thứ hai liên tiếp để tăng cường dự trữ, Bộ trưởng Thương Mại Mari Pangestu cho biết hôm 13/7. USDA cho biết hôm 11/8 nhập khẩu có thể tăng gần như gấp đôi thành 2,2 triệu tấn trong năm nay so với 1,15 triệu tấn năm ngoái.

Theo ước tinh trung bình trong khảo sát của Bloomberg, giá xuất khẩu của gạo Thái Lan, loại tiêu chuẩn ở Châu Á sẽ đạt 700 USD/tấn đến cuối tháng 12 so với 567 USD/tấn hiện tại. Đó là mức cao nhất từ tháng 10/2008, năm giá lương thực tăng thúc đẩy cuộc bạo động từ Haiti đến Ai Cập.

Tuy nhiên dự báo của USDA chỉ ra sẽ không thiếu gạo toàn cầu, với sản lượng 456,2 triệu tấn và nhu cầu là 455,2 triệu tấn, khoảng 925 triệu người bị đã bị đói năm trước, số liệu lớn thứ hai trong kỷ lục, UN ước tính.

Chi phí lương thực

Chỉ số 55 hàng hóa lương thực của tổ chức này đã tăng 39% trong năm qua thành 233,8 trong tháng 6, thấp hơn mức kỷ lục 237,7 đạt được trong tháng 2. Đợt cập nhật tiếp theo vào tháng 9. Giá lúa kỳ hạn tăng 1,3% thành 17,345 USD/100 pound tại Chicago hôm thứ hai, tăng lần đầu tiên trong 3 ngày.

USDA cắt giảm ước tính hôm 11/8 đối với vụ thu hoạch ngô của Hoa Kỳ 4,1% và lúa mì mùa xuân 5,2%. Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất thế giới chịu đựng thời tiết nóng nhất trong tháng 7 kể từ năm 1955 tại nhiều phần của Midwest, khu vực trồng chính.

Trong khi tồn kho ngũ cốc tổng hợp giảm xuống năm thứ hai liên tiếp, nhưng vẫn cao hơn 27% so với năm 2007. Giá gạo đạt mức kỷ lục 1,038 USD năm tới, cao hơn 48% so với 700 USD được dự đoán trong khảo sát của Bloomberg. Lúa mì có thể tăng 84% để phù hợp với mức kỷ lục 13,495 USD/giạ năm 2008 và ngô tăng 12% để đạt được đỉnh 7,9925 USD/giạ thiết lập năm đó.

Thu hoạch lúa mì

USDA ước tính vụ thu hoạch lúa mì toàn cầu tăng 3,7% trong niên vụ 2011-2012, nhiều nhất trong 3 năm. Giá lúa mì sụt giảm mạnh do nông dân Hoa Kỳ đã trồng nhiều hơn và cây trồng tại Châu Âu đã sống sót qua mùa trồng trọt khô hạn nhất trong ba thập kỷ.

Chỉ số nông nghiệp GSCI của 8 loại hàng hóa của Standard & Poor giảm 11% từ đầu tháng 3 trong khi chỉ số MSCI All-Country World Index mất 13%.

Xuất khẩu tăng cũng hạn chế giá ngũ cốc. Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài gần một năm trong tháng 7 và Ukraine nới lỏng hạn chế bán ra. Chính phủ ước tính Australia, nguồn cung cấp lúa mì lớn thứ ba, hy vọng nông dân gặt hái vụ thu hoạch lớn thứ hai đã từng có từ tháng 10.

Một số nước có thể thay thế lúa mì cho gạo, có thể xảy ra khi giá xuất khẩu của Thái Lan vượt 600 USD, Badrul Hasan giám đốc bộ phận cung ứng tại Tổng cục Lương thực Bangladesh cho biết.

Giá cho người tiêu dùng

Các chính phủ trên toàn thế giới đang cố gắng giảm giá cho người tiêu dùng, một phần do chi phí hàng hóa. Ngay cả sau khi tụt xuống từ tháng 3, chỉ số S&P GSCI Agriculture Index cao hơn 33% so với năm trước và lạm phát giá lương thực tại Trung Quốc, động cơ của tăng trưởng kinh tế đã đạt tới mức cao nhất trong ba năm là 14,8% trong tháng 7.

Gạo đắt đỏ hơn có thể góp phần làm lạm phát nhanh hơn ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu vì có ít lựa chọn thay thế nên các nhà xuất khẩu lớn nhất hạn chế bán ra hoặc xuất khẩu ít hơn. Chỉ 7% gạo được trồng để xuất khẩu so với khoảng 20% đối với lúa mì và 11% đối với ngô, số liệu của chính phủ Hoa Kỳ chỉ ra.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan, đại diện hơn 30% tổng số của thế giới, có thể giảm khoảng một nửa sau khi chính phủ cam kết trả cho nông dân trên mức giá thị trường để tăng thu nhập, Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Gạo Thái cho biết. Thời gian trước đó chính sách tương tự cũng được thực hiện trong năm 2008 và 2009, giá tăng lên mức kỷ lục.

Sản lượng gạo Hoa Kỳ tụt nhanh 20% xuống 6,04 triệu tấn trong vụ thu hoạch này, sụt giảm nhiều nhất từ năm 1984, USDA ước tính. Xuất khẩu sẽ giảm 12%, dự trữ đến cuối niên vụ xuống mức thấp nhất trong 3 năm.

Theo báo cáo của FAO đưa ra trong tháng 7, Việt Nam sẽ xuất khẩu 6,7 triệu tấn trong năm tình từ tháng 11 so với 7,2 triệu tấn năm trước đó.

Tại Nhật Bản dự trữ có thể rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm đến giữa năm 2012 sau khi động đất và sóng thần đã hạn chế mùa vụ. Chính phủ ra lệnh cho 17 quận kiểm tra mẫu gạo có nhiễm phóng xạ không trước khi thu hoạch, bắt đầu từ tháng này. Cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện Fukushima Dai-Ichi phía bắc Tokyo là thảm họa năng lượng nguyên tử tồi tệ nhất từ thảm họa Chernobyl một phần tư thế kỷ trước.

Bloomberg