(VINANET) – Giá dầu cọ có thể tăng 7,8% vào giữa tháng 4 tới lên mức cao nhất trong vòng một năm, bởi nhu cầu dầu ăn vượt cung. Đó là dự báo của chủ tịch hãng TransGraph Consulting Pvt., ông Nagaraj Meda, người đã có 13 năm kinh nghiệm dự báo về giá cả.

Dự trữ đậu tương - loại hạt có thể ép thành loại dầu thay thế dầu cọ - sẽ giảm do thời tiết khô hạn ở Brazil và Argentina. Và do vậy, giá dầu cọ có thể tăng lên 3.500 ringgit (1.159 USD)tấn từ mức 3.246 ringgit hiện nay, trước khi giảm về 2.800 ringgit từ tháng 7 trở đi, khi biết rõ hơn tình hình thu hoạch đậu tương ở Hoa Kỳ.

Dầu cọ thường được sử dụng trong sản xuất bánh kẹo và nhiên liệu sinh học. Giá loại dầu này tháng 2/2012 đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2010, sau khi hạn hán làm giảm sản lượng hạt có dầu ở Nam Mỹ.

Giá dàu cọ sẽ được hỗ trợ bởi dự trữ hạt có dầu, bao gồm đậu tương, giảm trên toàn cầu, và nhập khẩu dầu nấu vào Ấn Độ gia tăng sau khi sản lượng trong nước giảm. Nhập khẩu dầu ăn vào Ấn Độ năm bắt đầu từ 1/11 cso thể tăng 11% lên 9,3 triệu tấn. Nhập khẩu dầu cọ và dầu olein cọ tinh luyện có thể chiếm 76% trong số đó. Tổng sản lượng dầu ăn của nước đông dân thứ 2 thế giới này có thể giảm 10% xuống 6,88 triệu tấn trong năm 2011/12, từ mức 7,67 triệu tấn năm trước đó, do vụ mùa bị tổn thát lớn bởi mưa quá nhiều lúc này nhưng lại khô hạn lúc khác. Dự báo của ông Nagaraj Meda còn “khiêm tốn” hơn nhiều so với ông Dorab Mistry – giám đốc hãng Godrej International Ltd., người rất có uy tín trong các dự báo về thị trường hạt có dầu. Ông Mistry dự báo giá dầu cọ có thể tăng lên 4.000 ringgit/tấn.

Giám đốc điều hành hãng Aisling Analytics Pte., ông Michael Coleman thì dự báo giá dầu cọ sẽ tăng lên 1.300 USD (3.925 ringgit)/tấn vào giữa năm nay.

Giá dầu cọ đã tăng 6,2% trong tháng 2 trên sở giao dịch hàng hoá Malaysia, đạt 3.321 ringgit vào hôm 28/2, mức cao nhất kể từ tháng 6, bởi đậu tương và dầu thô cùng đua nhau tăng giá. Mụ thu hoạch đậu tương toàn cầu có thể cho sản lượng giảm 19 triệu tấn trong niên vụ 2011-12, do thời tiêt khô hạn.

Năm ngoái, giá dầu cọ đảo chiều giảm đã góp phần làm giảm chi phí lương thực toàn cầu - giảm 10% từ sau khi đạt kỷ lục cao vào thang 2/2011.

(T.H – Bloomberg)