Chỉ số giá 26 mặt hàng của Bloomberg, chỉ số UBSS, đã tăng 2,7% đạt 1.519,18 trong ngày 9/4, mức tăng cao nhất kể từ ngày 25/3.
Giá lương thực và nhiên liệu tăng đã gây ra biểu tình ở nhiều nước trên thế giới. Ngày 9/4 dầu thô lại tăng giá tới mức cao mới, 112,21 USD/thùng ngay sau khi Bộ Năng lượng Mỹ thông báo dự trữ dầu của Mỹ tuần qua giảm nhiều hơn so với dự kiến. Giá ngô cũng tăng tới kỷ lục mới 6,16 USD/bushel.
Cung hầu hết các hàng hoá khác đều đang suy giảm do nhu cầu tăng trên phạm vi toàn cầu.
Ở nhiều nước, người dân biểu tình do giá lương thực tăng quá mạnh, không chỉ do sản lượng kém mà còn do chính sách sử dụng ngũ cốc làm nhiên liệu, gây lạm phát triên toàn cầu. Ngân hàng Thế giới cho biết 33 quốc gia từ Mêhicô tới Yemen có thể xảy ra bạo loạn xã hội bởi giá lương thực tăng.
Gạo và lúa mì đã tăng giá gấp đôi trong năm qua. Giá lương thực toàn cầu tăng 57% chỉ trong tháng 3. Giá năng lượng cũng tăng mạnh, gây lạm phát đến mức báo động.
Trong khi đó, nhu cầu trên toàn cầu vẫn không có dấu hiệu giảm. Thế giới đang chứng minh rằng ngay cả khi kinh tế Mỹ suy thoái làm giảm nhu cầu ở thị trường lớn nhất thế giới này, nhu cầu trên toàn cầu vẫn mạnh với các loại hàng hoá.
Việc Đôla Mỹ giảm giá cũng đẩy giá hàng hoá tăng.
Chỉ số UBS của Bloomberg đã tăng 19% trong năm nay bởi USD giảm 6,4% so với rổ tiền tệ bao gồm các đồng Euro, Yên, Bảng Anh và ba đồng tiền quan trọng khác.
Chỉ số chứng khoán Standard & Poor's 500 giảm tới 1% chỉ trong một ngày 9/4. Từ đầu năm tới nay, chỉ số chứng khoán này đã giảm 7,8%.
Người người vẫn nô nức mua hàng hoá do thấy lạm phát gia tăng quá mạnh. Giá tăng từng ngày và mua hàng hoá trở thành hình thức đầu tư có lợi nhất.
Giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 4,1% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ 1990. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất 6 lần liên tục từ tháng 9 năm ngoái tới nay sẽ tiếp tục làm giảm hơn nữa giá trị đồng USD và đẩy lạm phát tăng thêm.
Chỉ số UBSS của Bloomberg đã tăng 13% trong quý I. Nhu cầu mạnh từ Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, là nguyên nhân chính thúc đẩy giá hàng hoá tăng.
Giá xăng kỳ hạn đã tăng tới kỷ lục cao, 2,828 USD/gallon. Giá đồng kỳ hạn tăng lên 4 USD/lb, mức cao nhất từ trước tới nay. Vàng và bạc cũng đã tăng trên 2%.
Khí thiên nhiên đã đạt 10 USD/1 triệu MTU (British thermal units) và tăng 34% từ đầu năm tới nay. Gạo cũng tăng tới mức giá cao nhất từ trước tới nay, trong kh đậu tương đã đạt kỷ lục cao vào tháng 3, và nay đang dần trở laị mức đó.
Theo hãng Citigroup Inc., đầu tư nguyên liệu trên toàn cầu đã tăng hơn 1/5 trong quý I để đạt 400 tỷ USD.
 

Nguồn: Vinanet