Tuy nhiên, trong đánh giá tầm nhìn lương thực từ 2008-2017, các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán giá lương thực có thể tăng lên đáng kể trên danh nghĩa so với trước đây nhưng dưới mức kỷ lục hiện nay. Giá lương thực hiện nay được cho là cao ở mức đỉnh điểm. So sánh với giá trung bình trong năm 2005-2007, báo cáo dự đoán năm 2017, giá lúa mỳ, được điều chỉnh do lạm phát, sẽ tăng thêm 2%, gạo 1% và ngô 15%. Giá hạt có dầu tăng lên 33%. OECD cho rằng đây chỉ là những con số sơ bộ.
Báo cáo này cũng đưa ra dự đoán lạm phát lương thực sẽ tiếp tục là một vấn đề mang tính dài hạn, đặc biệt đối với các nước nghèo, đồng thời cảnh báo nguồn cung nông sản sẽ tiếp tục không nhiều và mức dự trữ lương thực trong các kho không thể tăng lên nhanh chóng được, bởi vậy có khả năng giá lương thực tiếp tục tăng trong một số vụ mùa tới.
Alexander Myller, trợ lý tổng giám đốc của FAO tại Rôma cho rằng thế giới cần quen với việc giá lương thực tăng cao hơn. Theo ông, trong tương lai gần chúng ta sẽ phải sống với giá các mặt hàng nông sản tăng cao hơn.
Báo cáo của OECD và FAO được đưa ra dựa trên giả định cho rằng điều kiện sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn tiếp tục được đẩy mạnh phát triển.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam