Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Xtơrau Can và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Dôlích mới đây cũng lần lượt khuyến cáo giá lương thực toàn cầu không ngừng tăng cao đã phương hại rất lớn tới tiến trình xoá đói giảm nghèo trên Thế giới, nhiều nước đang phát triển, đặc biệt các nước Châu Phi phía Nam Sahara sẽ là nạn nhân lớn nhất của "cơn bão giá lương thực" lần này.
Thời gian gần đây, giá lương thực tăng cao trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng đến nhiều nước Châu Phi, khiến giá thực phẩm ở những nước này liên tục leo thang. Giá gạo ở Xiêra Lêôn, một trong những nước chậm phát triển nhất Thế giới đã tăng 300%, giá gạo ở các nước Cốtđivoa, Xênêgan, Camơrun v.v cũng đã tăng gấp đôi. Tại vùng Baiđôa của Xômali, giá cao lương và gạo từ tháng 2 đến tháng 3 đã tăng gấp đôi, giá dầu ăn, bột mì và đường v.v phải nhập khẩu cũng đều tăng mạnh.
Nạn nhân lớn nhất của giá lương thực tăng cao là nhân dân các nước đang phát triển. Tại Châu Phi, tiêu dùng thực phẩm của nhiều gia đình chiếm trên 50% tỉ lệ tiêu dùng ngày thường, bởi vậy giá lương thực tăng cao chẳng khác nào hoạ vô đơn chí đối với những gia đình nghèo này. Gần đây, tại Ai Cập đã nổ ra nhiều cuộc bãi công và biểu tình tuần hành phản đối giá lương thực tăng cao, tại một số vùng đã diễn biến thành nổi loạn, khiến kinh tế tổn thất nghiêm trọng. Các nước Cốtđivoa, Môritani v.v cũng đã xuất hiện hoạt động biểu tình tuần hành tương tự.
Các nhà phân tích cho rằng, giá lương thực Châu Phi tăng cao do ảnh hưởng chung của nhân tố bên trong và bên ngoài. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu nhiều nước Châu Phi khác thường. Tình trạng khô hạn liên tục ở vùng Đông Phi khiến sản lượng ngô giảm xuống; vùng Tây Phi năm ngoái do mưa to gây nên lũ lụt, nhiều nông dân thất thu, sản lượng lương thực giảm với mức lớn. Ngoài ra, kỹ thuật nông nghiệp Châu Phi khá lạc hậu, sản lượng thấp, bởi vậy khá nhiều nước dựa vào nhập khẩu lương thực, giá lương thực toàn cầu tăng cao lần này khiến một số nước chủ yếu sản xuất lương thực trước tiên đáp ứng nhu cầu trong nước hạn chế xuất khẩu lương thực, khiến một số nước Châu Phi lương thực trong nước khan hiếm, giá lương thực tăng mạnh. Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hợp quốc Điốp nói, dự trữ lương thực toàn cầu đã giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1980 đến nay.
Để đối phó với những khủng hoảng do vật giá tăng cao gây ra, chính phủ các nước Châu Phi đã áp dụng mọi biện pháp. Chính phủ Xênêgan và Cốtđivoa tạm thời ngừng trưng thu thuế kèm theo của một số sản phẩm quan trọng, để hạ thấp giá sản phẩm; Chính phủ Xuđăng đã nâng trợ cấp đối với lương thực; Chính phủ Camơrun còn áp dụng biện pháp nâng cao tiền lương công chức, nới lỏng hạn chế nhập khẩu vật tư khan hiếm v.v để kìm chế vật giá.
Hội Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ mới đây tuyên bố sẽ huy động 43,5 triệu USD, viện trợ cho 2,25 triệu dân nghèo Châu Phi, bao gồm việc giúp họ triển khai sản xuất nông nghiệp bền vững, cho vay vốn làm ăn, xây dựng dự án tưới tiêu loại nhỏ và xây dựng hệ thống giám sát an ninh lương thực lấy cộng đồng làm cơ sở, để giúp giải quyết vấn đề lương thực ở những nước này.Nhiều nhà kinh tế học cũng kiến nghị, nhìn về lâu dài, Châu Phi nên du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, biến nông nghiệp kiểu gia đình rời rạc thành nông nghiệp quy mô hoá, để nâng cao sản lượng lương thực, thoát khỏi cục diện dựa dẫm nghiêm trọng vào nhập khẩu lương thực.

Nguồn: Internet