Nhu cầu chưa từng có đối với việc sản xuất kim loại quý ở Trung Quốc và Ấn Độ, đồng USD yếu, lạm phát gia tăng do giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị đã thúc đẩy nhu cầu đối với các kim loại quý, đặc biệt là vàng.
John Payne, nhà quản lý đầu tư tại Hexam Global Resources Absolute Return Fund, nhận xét: Xét theo khía cạnh tâm lý, giá 1.000 USD một ounce vàng hiện nay đang là mục tiêu. Vàng dường như được hỗ trợ rất mạnh.
Nhà quản lý John Payne cho rằng động lực chính là những lo ngại về nền kinh tế Mỹ và đồng USD yếu. Lạm phát giá thực phẩm, những lo ngại về địa chính trị và giá dầu leo gần 100 USD/thùng cũng là những nhân tố hỗ trợ giá vàng.
Nik Bienkowski, phụ trách việc niêm yết và nghiên cứu tại ETF Securities, đã nhất trí cho rằng giá vàng hiện vẫn đang trên đà ghi các mức cao kỷ lục mới. Ông nói thêm, việc MỸ có thể giảm 0,5% lãi suất trong cuộc họp tới tác động tiêu cực đến đồng USD và do đó cũng góp phần hỗ trợ giá vàng. Đồng USD yếu khiến cho các loại hàng hoá tính bằng đồng USD như vàng và dầu mỏ, trở nên rẻ hơn đối với các khách hàng sử dụng các ngoại tệ mạnh khác nên có tác dụng khuyến khích nhu cầu.
Tuy nhiên, nhà phân tích Robin Bhar tại UBS lại dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh theo hướng khác. Ông Bhar nói: “Chúng tôi lo ngại nhiều hơn về triển vọng giảm giá mạnh toàn bộ các kim loại quý nhứ không phải xu hướng tăng giá trong giai đoạn ngắn hạn”.
Đầu năm nay, gia svàng – kim loại quý thường được sử dụng trong ngành điện tử và nha khoa – đã phá vỡ ngưỡng kỷ lục trong 28 năm qua là 850 USD/ounce.
Trong tuần đầu tiên năm 2008, bất ổn chính trị ở Pakistan sau vụ ám sát bà Benazir Bhutto đã thúc đẩy mối quan tâm mới đối với vàng.
Đợt thay đổi giá vàng lớn trước đó là vào những năm 1970 - thập kỷ đánh dấu sự suy thoái với hai cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979, lạm phát phi mã và những lo ngại về triển vọng nền kinh tế Mỹ.
Trong những năm gần đây, vàng được hỗ trợ nhờ nhu cầu gia tăng trên khắp các thị trường hàng hoá trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Cú huých thực sự xảy ra vào cuối năm 2007 trước triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tình trạng thắt chặt tín dụng trước sự sụp đổ của thị trường cho vay nhà đất dưới tiêu chuẩn của Mỹ và lạm phát gia tăng làm dấy lên khả năng :lạm phát đình đốn: (tình trạng lạm phát tiền tệ mà không có tăng nh ucầu và công ăn việc làm một cách tương ứng trong kinh doanh) từng là mối lo ngại lớn nhất trong thập kỷ 1970.
 

Nguồn: Reuter