Dán nhãn xuất xứ
Luật mới về dán nhãn xuất xứ là một phần trong luật Nông nghiệp Hoa kỳ 2008, là Luật điều chỉnh và bổ sung Luật dán nhãn xuất xứ năm 2002. (một phần trong luật Nông nghiệp Hoa kỳ 2002 (Farm bill 2002)).
Cơ quan dịch vụ kiểm tra và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (FSIS) đã thông báo hôm 30/9/2008 về việc thực thi Luật mới về dán nhãn xuất xứ có hiệu lực từ ngày 30/9. Mặc dù Luật mới có hiệu lực từ 30/9/2008 nhưng FSIS sẽ trì hoãn 6 tháng tức là ngày 1/4/2009 sẽ có hiệu lực, để AMS thực hiện chương trình hướng dẫn và giáo dục các ngành sản xuất các sản phẩm trên có đầy đủ thông tin và thời gian thục hiện đúng luật.      
Theo Luật cuối cùng tạm thời được ban hành bởi FSIS và Cơ quan Dịch vụ thị trường nông nghiệp Hoa kỳ (AMS), các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ bao gồm: thịt bò (kể cả bê), cừu, gà, dê, heo ở dạng cắt và xay, rau quả tươi và đông lạnh, các loại hạt được bán trong các cửa hàng bán lẻ, quả hồ đào (pecan), sâm và lạc. Luật này áp dụng đối với bất kỳ một sản phẩm nêu trên được sản xuất và đóng gói theo thời hạn trên.
1- Xác định xuất xứ:
1.1. Đối với thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà và thịt dê.
- Xuất xứ Hoa Kỳ: Người bán lẻ thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà hoặc thịt dê có thể chỉ định rõ hàng hóa giành riêng có xuất xứ Hoa Kỳ chỉ khi hàng hóa bắt nguồn từ động vật: (i) được sinh ra, lớn lên, và xẻ thịt ở Hoa Kỳ; (ii) được sinh và nuôi lớn ở Alaska hoặc Hawaii và được vận chuyển trong thời gian không quá 60 ngày qua Canada đến Mỹ và được xẻ thịt ở Mỹ; hoặc (iii) xuất hiện ở Mỹ vào ngày hoặc trước ngày 15/7/2008 và một lần có mặt ở Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục có mặt ở Hoa Kỳ.
- Xuất xứ đa dạng: Người bán lẻ hàng hóa phải khai báo là thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, hoặc thịt dê bắt nguồn từ động vật mà (i) không được sinh ra, lớn lên và xẻ thịt ở Hoa Kỳ; (ii) được sinh ra, lớn lên, hoặc được xẻ thịt ở Hoa Kỳ và (iii) không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để xẻ thịt ngay, có thể xác định xuất xứ của hàng hóa phải khai báo như là tất cả của các nước mà ở đó động vật được sinh ra, lớn lên và xẻ thịt.
Người bán lẻ hàng hóa phải khai báo xuất xứ là thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà hoặc thịt dê có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để xẻ thịt ngay lập tức sẽ được xác định nguồn gốc hàng hóa phải khai báo là nước mà động vật được nhập khẩu và Hoa Kỳ
+ Xuất xứ nước ngoài - Người bán lẻ hàng hóa phải khai báo nguồn gốc xuất xứ là thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, hoặc thịt dê bắt nguồn từ động vật không được sinh ra, lớn lên và xẻ thịt ở Hoa Kỳ sẽ phải xác định quốc gia ngoài Hoa Kỳ là nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
+ Khai báo nguồn gốc xuất xứ đối với thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà hoặc thịt dê xay bao gồm (i) danh sách tất cả các nước có nguồn gốc thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà hoặc thịt dê xay; (ii) danh sách tất cả các nước có khả năng có nguồn gốc thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà hoặc thịt dê xay.
1.2. Đối với cá.
Người bán lẻ hàng hóa phải khai báo nguồn gốc xuất xứ là cá nuôi nông nghiệp hoặc cá tự nhiên có thể xác định là hàng hóa phải khai báo khi có nguồn gốc Hoa Kỳ chỉ khi hàng hóa đó (i) là cá nuôi nông nghiệp, được sinh đẻ, nuôi lớn, đánh bắt và chế biến ở Hoa Kỳ và (ii) trong trường hợp là cá tự nhiên và được đánh bắt ở Hoa Kỳ, trên lãnh thổ của Hoa Kỳ hoặc ở Bang, hoặc bởi một tàu thuyền lớn được dẫn chứng bằng tài liệu ở Chương 121 của Điều 45, Đạo  luật Hoa Kỳ, hoặc được đăng ký ở Hoa Kỳ; và được chế biến ở Hoa Kỳ, trên lãnh thổ của Hoa Kỳ, hoặc ở bang bao gồm biển, hoặc tàu thuyền nước ngoài được dẫn chứng bằng tài liệu ở Chương 121 của Tiêu đề 46, Đạo Luật Hoa Kỳ, hoặc đăng ký ở Hoa Kỳ.
Khai báo nguồn gốc xuất xứ đối với cá tự nhiên và cá nuôi nông nghiệp sẽ được phân biệt giữa cá tự nhiên và cá nuôi nông nghiệp.
1.3. Đối với sản phẩm nông nghiệp có nguy cơ bị tuyệt chủng, sâm, lạc, hồ đào và hạt mắc ca.
+ Người bán lẻ hàng hóa phải khai báo nguồn gốc xuất xứ là sản phẩm có nguy cơ bị tuyệt chủng, sâm, lạc, hồ đào hoặc hạt mắc ca có thể xác định hàng hóa phải khai báo có nguồn gốc xuất xứ Hoa Kỳ chỉ khi hàng hóa phải khai báo được sản xuất chỉ ở Hoa Kỳ.
+ Liên quan đến hàng hóa phải khai báo là sản phẩm có nguy cơ bị tuyệt chủng, sâm, lạc, hồ đào hoặc hạt mắc ca được sản xuất chỉ ở Hoa Kỳ, việc xác định bởi người bán lẻ về bang, khu vực hoặc địa phương của Hoa Kỳ nơi mà các hàng hóa đó được sản xuất sẽ đủ để chứng minh Hoa Kỳ là nguồn gốc xuất xứ.
2. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp có thể thực hiện kiểm toán để kiểm tra bất kỳ người nào mà chuẩn bị, lưu trữ, vận chuyển hoặc phân phối hàng hóa phải khai báo xuất xứ để bán lẻ.
+ Cá nhân bị kiểm toán theo đoạn trên sẽ cung cấp cho Bộ Trưởng để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải khai báo xuất xứ. Sổ sách được giữ trong hồ sơ kinh doanh của cá nhân bị kiểm toán nêu trên bao gồm giấy khám sức khỏe động vật, các giấy tờ nhập khẩu hoặc hải quan, bản khai có cam kết của nhà sản xuất được đưa ra để kiểm tra
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp có thể không yêu cầu cá nhân mà chuẩn bị, lưu giữ, vận chuyển hoặc phân phối hàng hóa khai báo xuất xứ phải lưu giữ hồ sơ xuất xứ hàng hóa khai báo trừ khi nó được lưu giữ trong hồ sơ kinh doanh thông thường của cá nhân đó.
3. Chế tài:
Trong thời hạn 30 ngày, Bộ trưởng Nông nghiệp chỉ định việc người bán lẻ hoặc người kinh doanh cung ứng hàng hóa phải khai báo xuất xứ cho người bán lẻ nếu tiếp tục cố ý vi phạm những gì mà người bán lẻ hoặc cá nhân nhận được khai báo sau khi đã được thông báo và được Bộ trưởng phổ biến về vi phạm, Bộ trưởng có thể sẽ phạt người bán lẻ hoặc cá nhân số tiền là 1000 USD cho mỗi lần vi phạm.
(Vụ Thị trường Châu Mỹ)

Nguồn: Vinanet