Theo Giám đốc Học viện Tài chính, Dự án: “Nâng cao năng lực giảng dạy nghiên cứu, thông tin và xuất bản của học viện Tài chính” được sự tài trợ của Quỹ Hoà bình Sasakawa-Nhật Bản (Sasakawa Peace Foundation – SPF) đang thực hiện một cách có hiệu quả các nội dung của chương trình năm thứ ba. Một trong những nội dung quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của dự án, đó là tổ chức hội thảo khoa học về Nâng cao năng lực quản lý tài chính công tại Việt Nam và kinh nghiệm của các nước. Với sự tham gia của cán bộ nghiên cứu của Học viện Tài chính, của các Trường đại học kinh tế, các Viện nghiên cứu, các nhà quản lý Trung ương và địa phương trong lĩnh vực tài chính và những chuyên gia có kinh nghiệm của nước ngoài thông qua các bài tham luận và những ý kiến trao đổi các vị đại biểu.

Cùng với quá trình cải cách và hội nhập kinh tế, hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được hình thành và từng bước phát triển. Đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới; trong đó đổi mới hệ thống tài chính đã trải qua 2 giai đoạn cải cách. Trong những năm tới, dưới sức ép của hội nhập kinh tế sẽ chuyển hướng sang một giai đoạn mới, phức tạp hơn và cần nhiều thời gian so với hai giai đoạn cải cách trước đây. Đặc biệt trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế - tài chính của Việt Nam.

Trước yêu cầu đó, cuộc hội thảo nâng cao năng lực quản lý tài chính công của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong thời gian diễn ra hội thảo sẽ  có các báo cáo tham luận của cácnhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nớc trình bầy những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách tài chính.

 

Nguồn: Vinanet