Theo nguồn tin Bloomberg, gạo - loại ngũ cốc có giá kém nhất từ đầu năm tới nay, đang tăng giá trở lại bởi người tiêu dùng và các nhà đầu tư tìm tới những ngũ cốc thay thế lúa mì sau khi sản lượng lúa mì có nguy cơ giảm mạnh bởi cháy rừng và lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khu vực ở Bán cầu Bắc.

Giá gạo – ngũ cốc nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới – đã giảm 25% trong năm nay tại Chicago, trong khi giá lúa mì tăng gấp đôi chỉ từ tháng 6 tới nay. Lần gần đây nhất khoảng cách giá giữa 2 loại lương thực này rộng như hiện nay là vào tháng 2/2008, 2 tháng trước khi giá gạo lập kỷ lục cao bởi khủng hoảng lương thực toàn cầu gây bạo loạn ở nhiều nơi trên thế giới, từ Haiti tới Ai Cập. Hạn hán ỏư Thái Lan và lũ lụt ở Pakistan – nơi chiếm tổng cộng 43% tổng xuát khẩu gạo toàn cầu – cũng đang đe doạ nguồn cung lúa gạo.

Jonathan Barratt, giám đốc điều hành công ty Commodity Broking Services Pty, ở Sydney nhận định gạo đang có nhiều cơ hội đảo chiều tăng giá trở lại. Ông dự báo giá gạo sẽ tăng 34% lên 15 USD/100 lb vào tháng 12 tới, so với mức 11,175 USD hiện nay. Lúa mì đã tăng 51% giá trị, và ngô tăng 21% kể từ khi ông Barratt nói vào ngày 25/6 rằng ngũ cốc đang ở mức giá rất rẻ.

Giá các loại ngũ cốc khác tăng sẽ đẩy giá gạo tăng theo, bởi người tiêu dùng cần có đủ lượng cung. Hạn hán trầm trọng và mưa quá nhiều đã phá huỷ tới 21% sản lượng lúa mì của các quốc gia Nga, Kazakhstan, Ukraine và Canada, theo tính toán của Bloomberg dựa trên số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). USDA dự báo tiêu thụ gạo thế giới sẽ tăng 4% trong niên vụ 2010/11.

Ảnh hưởng vòng 2

Trông khi giá lương thực – theo thống kê của Liên Hiệp Quốc – đã tăng lên mức cao kỷ lục của 5 tháng vào tháng 7, nó vẫn còn thấp hơn 22% so với mức đỉnh cao hồi giữa năm 2008. Không giống như thời điểm đó, tăng trưởng toàn cầu năm nay dự báo sẽ đạt 4,6%. mức cao nhất kể từ năm 2007, theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).

Giá gạo kỳ hạn tại Chicago đã giảm xuống 9,55 USD/100 lb vào ngày 30/6, mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm và chưa bằng một nửa mức kỷ lục cao 25,07 USD hồi tháng 4/2008, Lúa mì đã tăng giá lên 8,68 USD/bushel tại Chicago hôm 6/8, so với 4,255 USD hôm 9/6.

Nếu cùng tính theo tấn, giá gạo rẻ hơn 53 USD mỗi tấn so với giá lúa mì ở thời điểm 5/8, mức cao nhất kể từ ngày 27/2/2008. Tháng 4 năm 2008, giá gạo cao hơn 242 USD/tấn so với gí lúa mì. Khoảng chênh lệnh giá đã giảm dần và gạo chỉ còn rẻ hơn 15 USD/tấn so với lúa mì vào ngày 20/8/2010. Trong 10 năm qua, gạo luôn đắt hơn lúa mì, cao hơn khoảng 41 USD/tấn, theo thống kê của Bloomberg.

Ở các thị trường mới nổi, đa số người dân không sử dụng lúa mì làm lương thực chính, mà chủ yếu là gạo. Tuy nhiên, việc giá lúa mì tăng chắc chắn sẽ tác động tới thị trường gạo.

Dự trữ đệm

Giá ngũ cốc tăng có thể làm tăng chi phí của các công ty lương thực thực phẩm.

Không giống như năm 2008, sản lượng giảm trong năm nay do thiên tai không gây ra khủng hoảng lương thực, bởi nhiều vụ mùa kỷ lục gần đây đã làm đầy các kho dự trữ. Theo thống kê của USDA< dự trữ lúa mì thế giới sẽ đạt kỷ lục cao thứ 2 kể từ năm 2002, trong khi dự trữ gạo cao nhất kể từ 2003. Sản lượng gạo toàn cầu năm 2010/11 sẽ tăng 3,7% đạt kỷ lục cao 459,2 triệu tấn. Dự trữ cuối vụ sẽ tăng 2,7% lên 97,5 triệu tấn.

Từ đầu năm đến nay, rất nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc đã nâng sản lượng dự trữ cao hơn năm trước nhằm tăng cường khả năng an ninh lương thực quốc gia. Như vậy, khả năng thiếu hụt nguồn cung gạo thế giới trong những tháng cuối năm là khó xảy ra do phía các nước nhập khẩu gạo truyền thống không có thay đổi lớn. Hơn nữa, với khối lượng dự trữ dồi dào, các nước tiêu dùng gạo đều có đủ khả năng can thiệp nếu thị trường có biến động lớn.

Hạn chế xuất khẩu

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, dự trữ cuối vụ 2009-2010 sẽ đạt 6,29 triệu tấn, mức cao nhất kể từ 1961, và tăng 18% đạt 7,44 triệu tấn vào năm sau đó, theo USDA. Mỹ - nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới, dự kiến sẽ đạt sản lượng cao kỷ lục 7,68 triệu tấn trong vụ 2010-11.

Các nhà phân tích Kona Haque và Alex Bos thuộc công ty Macquarie Group Ltd. cho biết thế giới có đủ khả năng để chống lại việc thiếu lương thực. Do vậy, khả năng giá tăng mạnh là khó xảy ra.

Nhiều quốc gia đã hạn chế xuất khẩu. Nga, nước trồng lúa mì lớn thứ 3 thế giới, đã cấm xuất khẩu kể từ ngày 15/8 sau khi hạn hán và cháy rừng phá huỷ 38% diện tích ngũ cốc. Ucraine, nước xuất khẩu lúa mạch lớn nhất, cũng thông báo kế hoạch hạn chế bán 2 ngày sau đó, để bảo đảm nguồn cung trong nước bởi khô hạn đã ảnh hưởng tới ít nhất 11% sản lượng.

Thu nhập giảm sút

Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớ thứ 2 thế giới, đã hạn chế xuất khẩu trong cuộc khủng hoảng năm 2008, giống như Ấn Độ và Ai cập đã làm. Hai năm sau đó, Ấn Độ vẫn duy trì việc cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Prakriti Sofat, nhà kinh tế khu vực của Barclays Capital ở Singapore cho rằng “bất kỳ biến động nào trên thị trường lương thực cơ bản như lúa mì và gạo cũng sẽ ảnh hưởng tới thu nhập” ở những nước nghèo, buộc các chính phủ phải bảo đảm nguồn cung nội địa trước tiên.

Concepcion Calpe, nhà phân tích của FAO nhận định việc giá lúa mì tăng từ tháng 6 có thể khiến những khách hàng như Bănglađét phải tăng cường nhập khẩu gạo. USDA cho rằng Bănglađét có thể nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2010 – 2011, tăng so với 90.000 tấn năm trước, trong khi nhập khẩu lúa mì có thể giảm xuống 3 triệu tấn, so với 3,3 triệu tấn năm trước.

Diễn biến giá cả

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, được dùng tham khảo cho toàn thị trường Châu Á, có thể tăng 15% lên 770 USD/tấn vào tháng 10 tới, Mamadou Ciss - một nhà môi giới gạo từ năm 1984 và là người điều hành công ty Hermes Investments Pte Ltd. ở Singapore nhận định. Ciss đã từng dự báo chính xác hồi năm 2006 về việc giá sẽ tăng gấp đôi. Ông cho rằng giá tăng có thể làm hạn chế việc bán từ các kho dự trữ chính phủ của Thái Lan.

Kết quả cuộc điều tra ở 10 nhà xuất khẩu và thương gia do hãng tin Bloomberg tiến hành cho thấy họ dự báo giá sẽ tăng trung bình 9,6% trong 2 tháng tới, lên mức 525 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 3. Giá gạo 100% B đã tăng 3,7% lên 479 USD/tấn vào ngày 18/8m theo Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái. Giá thường theo xu hướng ở Chicago. Từ 6/1 tới nay, giá gạo tại Chicago đã giảm 21%.

Xuất khẩu gạo từ Pakistan, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, có thể giảm 22% dưới mức trung bình của năm nay sau khi lũ lụt phá huỷ mùa màng. Xuất khẩu có thể giảm xuống chỉ 3,5 triệu tấn sau khi 20% sản lượng bị thiệt hại, Malik Jahangir, chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Pakistan cho biết.

Các nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn

Sản lượng gạo ở Trung Quốc, nước chiếm gần 1/3 sản lượng gạo toàn cầu, có thể giảm 5% đến 7% trong năm nay, theo thống kê sơ bộ. Nguyên nhân do lũ lụt trầm trọng nhất kể từ hơn 1 thập kỷ nay, theo ông Li Qiang, giá đốc điều hành của hãng nghiên cứu nông nghiệp Shanghai JC Intelligence Co., công bố hôm 2/8. Việc gieo trồng lúa muộn bị chậm lại khoảng 10 ngày bởi thời tiết lạnh hiưn bình thường.

Tại Trung Quốc, hạn hán trong quý 1/2010 đã diễn ra tại ba tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Điều này đã đẩy giá lương thực tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc tăng lên từ đầu tháng 3 do người tiêu dùng lo ngại về hạn hán hoành hành trên diện rộng. Tính đến cuối tháng 3, giá lúa tại tỉnh Quảng Đông đã lên 55 NDT/ bao (20 kg) so với 50 NDT/bao hồi đầu tháng này. Tiếp theo hạn hán, Trung Quốc cũng phải gánh chịu đợt lũ lụt diễn ra trong tháng 7 tại 8 tỉnh thành phố, trong đó có vựa lúa tại tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, đã làm giảm sản lượng lúa.

Theo báo cáo của Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia (CNGOIC), sau 2 đợt thiên tai vừa qua sản lượng gạo của Trung Quốc giảm 1,2 triệu tấn.

Tuy nhiên, USDA cho biết các chỉ số về cung - cầu và dự trữ gạo của Trung Quốc đều tăng so với năm 2009, ngoại trừ lượng nhập khẩu được dự báo giảm 12,3% do Trung Quốc tăng diện tích trồng lúa năm nay lên 1% so với năm 2009. Tuy nhiên, tổng nhu cầu tiêu dùng gạo của Trung Quốc tăng 2,97% so với năm 2009 và cao hơn tốc độ tăng tổng sản lượng lúa (1,98%).

Sản lượng lúa vụ hè thu bị giảm do thiên tai trong thời gian qua ước tính 1,2 triệu tấn. Trong khi đó, tổng sản lượng lúa của Trung Quốc trong năm 2010 dự báo đạt 197,3 triệu tấn (tương đương 137 triệu tấn gạo) cùng với khối lượng dự trữ khổng lồ (41 triệu tấn) chiếm gần 10% tổng sản lượng gạo thế giới cho thấy Trung Quốc rất an toàn về an ninh gạo.

Như vậy, Trung Quốc không có dấu hiệu mất cân đối cung – cầu lúa gạo. Giá gạo thị trường nội địa Trung Quốc cao hơn VN là nguyên nhân chính khiến thương lái Trung Quốc sang mua vét gạo của VN trong những tháng vừa qua nhằm kiếm lợi nhuận.

Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể tăng cường mua gạo sau khi đã mua kỷ lục 2,47 triệu tấn trong năm nay, bởi hạn hán làm giảm sản lượng.

Tại Pakistan, tính từ tháng 7/2009 đến tháng 2/2010, đã xuất khẩu được 2,8 triệu tấn gạo, tương đương 1,4 tỷ USD so với 1,2 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, Pakistan đã phải đối mặt với trận lụt lớn nhất trong vòng 80 năm trở lại đây, ước tính 2,6 triệu acres (khoảng xấp xỉ 1,1 triệu ha) đất nông nghiệp bị ngập nước, 14 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận lụt và 6-7 triệu người trong số đó cần lương thực khẩn cấp. Hiện chưa có thông tin chính thức về sản lượng bị giảm, nhưng do không kịp đối phó với lũ lụt, đã có khoảng 500 ngàn tấn gạo bị ngập nước. Các dữ kiện này cho thấy, Pakistan bị giảm sản lượng không dưới 1 triệu tấn gạo trong vụ lúa này.

Tại Thái Lan, hạn hán diễn ra trên diện rộng đã làm vụ hè thu năm nay bị trễ gần 1 tháng và sản lượng lúa vụ này dự kiến chỉ đạt 9,58 triệu tấn so với 10,52 triệu tấn vụ sản xuất cùng kỳ năm trước. Theo dõi diễn biến thị trường gạo thế giới cho thấy, giá gạo Thái Lan ở thời điểm đầu tháng 7 đã chạm đáy ở mức 426 USD/tấn đối với gạo 5% tấm của Thái Lan. Kể từ trung tuần tháng 7 đến nay, giá gạo thế giới đã phục hồi nhẹ, đạt mức 428 và 380 USD/tấn trong tháng 8 này đối với gạo 5% tấm của Thái Lan và VN. Giá gạo đảo chiều được giới truyền thông đánh giá là do tác động tâm lý lo ngại của thiên tai tại Pakistan và Trung Quốc, và mất mùa vụ lúa mỳ tại Châu Âu.

(Vinanet)