Năm 2009, chính trị sẽ lèo lái nền kinh tế thế giới với mức độ sâu rộng chưa từng có trong lịch sử.
Một số chuyên gia kinh tế lạc quan cho rằng thời kỳ tệ hại nhất của kinh tế thế giới đã ở sau lưng, thực tế có thể không như vậy.
Thế giới bước vào năm 2009 với những vấn đề kinh tế tệ hại nhất trong suốt 70 năm. Kinh tế Mỹ trên thực tế đã bắt đầu suy thoái từ tháng 12/2007 và nhiều khả năng sẽ bước vào thời kỳ suy thoái dài và sâu chưa từng có trong lịch sử.
Thua lỗ tín dụng của các tổ chức tài chính trên toàn cầu lên tới hơn 3 nghìn tỷ USD khiến hệ thống tài chính, ngân hàng Mỹ mất khả năng thanh toán.
Tệ hại hơn, tất cả những nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đang suy thoái. Nhiều nước mới nổi trong đó có Trung Quốc cũng tăng trưởng khó khăn. Nhiều người lo ngại về nguy cơ giảm phát, nhưng trên thực tế mọi chuyện có thể còn tệ hơn, nguy cơ giảm phát trì trệ là khó tránh khỏi.
Áp lực tài chính đối với một số nước  như Hungary, Rumani, Bulgari, Achentina, Venezuela, Ecuador, Mêhicô, Pakistan, Indonexia, Hàn Quốc, Nga, Ukraina …. Khắp các châu lục, nhiều nước đang sống trong tình trạng ngành tài chính cực kỳ căng thẳng.
Những biện pháp, chính sách của các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ không có nhiều hiệu quả. Chỉ khi những ngân hàng mất khả năng thanh toán hoàn toàn bị đóng cửa, tài sản xấu tại một số ngân hàng khác được loại bỏ hết, mọi chuyện mới có thể phần nào sáng sủa hơn.
Nguy cơ thị trường chứng khoán tiếp tục mất điểm là có thật nếu thị trường tiếp tục phải nhận thêm loạt tin tức xấu về ngành tài chính.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên con số hàng nghìn tỷ USD. Chung ta đều biết rằng tiền nước Mỹ chi tiêu trong vài năm gần đây đều đến từ nguồn bên ngoài. Thập niên 1980, Mỹ cũng gặp phải vấn đề thâm hụt ngân sách, tuy nhiên nguồn tiền khi đó đến từ đối tác chiến lược của Mỹ như Nhật hay Đức.
Lần này, mọi chuyện tệ hại hơn khi nguồn tiền vào Mỹ lại đến từ những đối thủ chủ chốt như Nga hay Trung Quốc và một số quốc gia dầu mỏ khác. Nước Mỹ vì vậy phụ thuộc vào các nước này.
Sau một khoảng thời gian, chính Trung Quốc và các nước hiện cho Mỹ vay tiền sẽ gặp phải vấn đề thâm hụt ngân sách. Họ cũng sẽ phải sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước khi lượng phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ lên mức đỉnh điểm.
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn bởi chính phủ các nước giàu và nước nghèo đang can thiệp mạnh tay vào nền kinh tế hơn bao giờ hết. Họ đưa ra một loạt các gói giải cứu với hi vọng hồi sinh nền kinh tế.
Thế nhưng điều này hết sức nguy hiểm. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây, các nhà lãnh đạo của thế giới cam kết sẽ giải quyết khủng hoảng bằng việc phối hợp chính sách.
Điều này sẽ không xảy ra bởi họ đưa ra các kế hoạch giải cứu với động cơ chính trị chứ không phải thực chất để giải quyết sự mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới hiện nay.
Năm 2009, chính trị sẽ lèo lái nền kinh tế thế giới với mức độ sâu rộng chưa từng có trong lịch sử. Chính trị sẽ là rủi ro lớn nhất đối với các thị trường năm 2009.
 
 

Nguồn: Internet