Nhiệm vụ trọng tâm:

1. Tập trung vào việc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Tỉnh: Chương trình “Phát triển kinh tế dịch vụ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010”, và chương trình “phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh đỏp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2006-2010”, xây dựng  mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp 2011-2015”.

2.  Phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch năm 2009, tạo đà phát triển công nghiệp, thương mại những năm tiếp theo, mục tiêu 3 tháng cuối năm của ngành là:

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 6.500 tỷ đồng, để cả năm đạt mục tiêu trên 20.094 tỷ đồng, tăng 7,25% so với  kế hoạch năm 2008.

 - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 3.000 tỷ đồng; để cả năm đạt trên 11 tỷ đồng, tăng trên 25% so với kế hoạch năm 2008.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt trên 200 triệu USD; để cả năm đạt trên 700 ngàn USD, tăng 27,2% so với kế hoạch năm 2008.

3. Hoàn thành các báo cáo về các đề tài khoa học đã phê duyệt năm 2009; Đồng thời tiến hành xây dựng đề cương đề tài khoa học năm 2010; Đôn đốc các cơ quan tư vấn hoàn thành các dự án quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành  báo cáo UBND tỉnh năm 2009.

4. Tiến hành xây dựng kế hoạch khuyến công, kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2010 trình UBND , Bộ Công Thương phê duyệt.

Giải pháp chủ yếu:

1. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp theo Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Khuyến khích những doanh nghiệp đã đầu tư mới và mở rộng trong năm 2008 đẩy mạnh sản xuất và thúc đẩy các dự án sớm hoàn thành đưa vào hoạt động.(Xi măng Hoàng Thạch 3, Xi măng Phúc Sơn 2, Xi măng Thành Công 3, Thép Hoà Phát.....)

2. Tăng c­ường thu hút đầu tư­­ mở rộng cơ sở sản xuất mới, ư­u tiên cho những dự án SXCN có hàm l­ượng công nghệ cao, công nghệ sạch, vốn đầu tư lớn. Tập trung giải quyết khó khăn cho các đơn vị mới đầu t­ư sớm đi vào hoạt động. Đồng thời tích cực tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: may mặc, giầy dép, điện tử, nhôm thanh nhôm hình, dây và cáp điện, ô tô, xi măng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

3. Khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ của từng ngành hàng. Thông qua hoạt động của hiệp hội để các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm và tạo mối liên kết làm ăn lâu dài, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của từng hàng hóa.  Đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà n­ước.

4. Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu, về cơ chế chính sách... để phục vụ doanh nghiệp một cách kịp thời. Nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi trao đổi của Bản tin kinh tế công nghiệp và thương mại,  Website Công Thương Hải Dương. Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao, phấn đấu tăng trưởng mạnh xuất khẩu để từng bước giảm tỷ lệ nhập siêu.

5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt Đề án 30 và mô hình cơ chế "một cửa liên thông", nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường và hội nhập.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo đúng pháp luật, nhất là kiểm tra giám sát về an toàn công nghiệp, vệ sinh môi trường công nghiệp, an toàn lưới điện cao áp. Kinh doanh Rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu, gas.

7. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trư­­ờng, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu, chống đầu cơ, buôn lậu, góp phần bình ổn thị tr­ường, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh./.

(Sở Công Thương)

Nguồn: Vinanet