Thị trường chứng khoán Nga, vốn đã phải chịu nhiều “đau thương” trước khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ bị phá sản và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nắm quyền kiểm soát tập đoàn bảo hiểm AIG, đã bị sụt điểm thảm hại khi tình trạng rối loạn trên thị trường tài chính toàn cầu diễn ra trong suốt thời gian qua, trong khi hệ thống ngân hàng của Nga cũng đan rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt đáng lo ngại. Các chỉ số chứng khoán cơ bản của Nga alf MICEX và RTS đã tăng điểm trong phiên giao dịchứng khoán ngày 17/9, nhưng sau đó đã quay đầu, rớt xuống các mức thấp nhất trong vòng gần 3 năm. Kể từ tháng 5/2008 đến nay, chỉ số RTS đã giảm gần 55%.
Điện Kremlin, vốn vẫn đang nắm giữ nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhờ thu nhập từ dầu mỏ, đã phải nhảy vào để phục hồi lòng tièn đối với hệ thống ngân hàng, với việc tung ra một loạt khoản vay khẩn cấp, với các nhà giám sát thị trường tài chính Nga đã phải cho đóng cửa sớm phiên giao dịchứng khoán 17/9 trên thị trường chứng khoán để chặn đứng đà sụt điểm và gia tăng quyền hạn của các nhà chức trách trong việc phối hợp các giải pháp. Trưởng ban chiến lược thuộc ngân hàng UralSib, có trụ sở tại Mátxcơva, Chris Weafer cảnh báo có khả năng sẽ xảy ra thảm họa khủng khiếp nếu vấn đề này không được giải quyết một cách hợp lý. Theo ông, Nga có tiềm lực tài chính để vượt qua “cơn bão” này, nhưng nếu họ không sử dụng một cách hợp ký hoặc giải quyết những vấn đề này một cách thích hợp, thì khi đó cho dù họ có bao nhiêu tiền, khủng hoảng chắc chắn vẫn xảy ra và đó là lý do tại sao thị trường đi xuống.
Trong bối cảnh Nga đang tìm đường thoát khỏi cơ khủng hoảng này, vẫn có những lo ngại rằng nó sẽ có ảnh hưởng lâu dàu tới nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này. Chứng khoán của Nga bị rơi tự do như là hệ quả của các sự kiện không phải do riêng nước này gây ra. Nga chỉ có thể đứng nhìn khi giá dầu rời khỏi mức cao kỷ lục 147 USD/thùng hồi tháng 7/08, xuống dao động quanh mức 92 USD/thùng. Do thị trường chứng khoán sụt giảm, các nhà đầu tư đã buộc phải bán ra các cổ phiếu theo cái gọi là “yêu cầu bảo chứng”, nơi mà các nhà môi giới yêu cầu những khách hàng đã vay tiền để mua chứng khoán phải ký quỹ bảo hiểm.
Tình trạng hạn chế cho vay trên thị trường chứng khoán đã góp phần thắt chặt tín dụng trong hệ thống ngân hàng, vốn đang phải đối mặt với một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm nay, khi họ phải hoàn lại các khoản vay từ Ngân hàng trung ương, và sắp phải thanh toán tiền thuế hàng quý vào tháng 10. Chính phủ Nga đã đối phó với tình trạng này trông qua việc bán đấu giá các khoản tái cấp vốn, với quy mô ngày càng được mở rộng. Bộ tài chính Nga ngày 17/9 cũng cam kết cấp cho 3 ngân hàng lớn nhất nước này khoản vay trị giá 1.130 tỷ rúp (44,2 tỷ USD) trong vòng ít nhất 90 ngày, với hy vọng rằng khoản tiền này sẽ đến tay các ngân hàng nhỏ hơn.
Các thị trường chứng khoán của Nga đã bị mất điểm kể từ tháng 5/08 do những lo ngại lan rộng về sự trở lại của các nguy cơ chính trị. Một cú sốc khác xảy ra vào tháng 47/08 khi thủ tướng Putin công khai lên án công ty Than- Thép Mechel, vì đã định giá trái phép, làm sống dậy nhứng ký ức về Yukos, công ty dầu mỏ vốn bị “hạ bệ” trong một cuộc điều tra thoảng nét chính trị. Sau đó, khi Nga bất ngờ tấn công Grudia, hơn 7 tỷ USD đã được đưa ra khỏi nước này chỉ trong vòng 2 ngày. Theo ông Weafer, nếu cuộc khủng hoảng này trở nên trầm trọng hơn và làm suy yếu vị thế tài chính cũng như nền kinh tế Nga, rõ ràng là nó sẽ làm suy yếu toàn bộ nước Nga và ảnh hưởng đến địa vị chính trị của nước này và Nga có thể sẽ trở nên lệ thuộc hơn vào phần còn lại của thế giới. Nhưng nếu Nga vượt qua cơn khủng hoảng này và có thể bình ổn thị trường, họ thậm chí còn có thể trở nên mạnh mẽ hơn.
Tiềm lực tài chính của Nga hiện đã lớn hơn rất nhiều so với thời điểm năm 1998, khi cơn khủng hoảng tài chính quét sạch lợi nhuận của các ngân hàng và tiềm tiết kiệm của nhiều người dân Nga. Các nhà phân tích chỉ ra rằng các khách hàng ngân hàng nhỏ hiện đang phần nào được bảo vệ nhờ bảo hiểm tiền tử và Chính phủ Nga đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn, giúp nước này có thể ngăn chặn sự mất giá của đồng rúp và cứu giúp các ngân hàng. Nhà chiến lược Kingsmill Bond, thuộc Troika Dialog khẳng định cuộc khủng hoảng năm 1998 sẽ không tái diễn. Vào thời điểm đó, nợ chính phủ của Nga rất lớn trong khi dự trữ ngoại tệ lại hạn chế. Nhưng ngày nay, Nga không vướng phải các khoản nợ nhà nước và có lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào.
Ngày 17/9, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, Igor Shuvalov, đã kêu gọi mọi người bình tĩnh, và đặt lòng tin vào chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, những lo ngại vẫn chồng chất về việc cuộc khủng hoảng về lòng tin đang lớn dần trong giới đầu tư và các ngân hàng có thể sẽ lan sang người dân thường, thúc đẩy một cuộc tháo chạy khỏi các ngân hàng. Theo nhà kinh tế trưởng thuộc ngân hàng Alfa Bank pử Mátxcơva, Nataliya Orlova, đây là vấn đề quan trọng nhất. Vào thời điểm hiện nay, tình hình vẫn tốt đẹp bởi người Nga không tham gia sâu vào thị trường tài chính, song đây vẫn là một nguy cơ, và tình hình có thể sẽ trầm trọng hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng lòng tin giữa các ngân hàng.
 

Nguồn: Vinanet