Theo các nhà phân tích, Ngân hàng trung ương Nhật lại một lần nữa rất lo lắng về sự tăng giá của đồng Yên, và có thể lại áp dụng các biện pháp can thiệp kiềm chế đồng Yên tăng.

Đồng Yên tăng gây bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản

Ông Shirakawa cho biết, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đồng Yên mạnh sẽ có tác động tiêu cực đến kinh tế. Ảnh hưởng này rất nghiêm trọng, vì thế Ngân hàng trung ương có thể tiếp tục cân nhắc các phương án đối phó trong đó bao gồm cả chính sách tiền tệ.

Đề cập đến chính sách nới lỏng tiền tệ trong tương lai, Ngân hàng trung ương Nhật có thể tiếp tục nghiên cứu các biện pháp giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng tư nhân đối với doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn. Theo ông Shirakawa, thời gian khôi phục nền kinh tế Nhật có thể sẽ nhiều hơn thời gian dự đoán. Theo báo cáo năm của ngân hàng trung ương Nhật hồi tháng 10/2008, kinh tế nước này có thể tiếp tục trì trệ.

Để ngăn chặn nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tháng trước Ngân hàng trung ương Nhật đã hạ lãi suất từ 0,3% xuống còn 0,1%, đây là lần giảm lãi suất thứ hai tính từ tháng 10 năm ngoái và sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp bơm vốn vào các ngân hàng. Ngân hàng cho biết thêm.

Khôi phục đồng Yên cần nhiều thời gian

Theo ông Shirakawa, kinh tế Nhật có thể cần nhiều thời gian hơn so với dự kiến để phục hồi. Cùng với sự biến động của thị trường, các doanh nghiệp đang cắt giảm chi tiêu, người tiêu dùng cũng bắt đầu thắt chặt hầu bao.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của nước này là hơn 5.000 tỷ Yên, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này cao hơn so với dự đoán 22,3% mà các nhà phân tích đã đưa ra. Về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu, tháng 11/2008, xuất khẩu sang Mỹ giảm 33,8%, xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng lần lượt giảm 30,8% và 24,5%.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố gần đây, do sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã kìm hãm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Nhật trên thị trường thế giới, khiến cho các doanh nghiệp của nước này lần lượt cắt giảm mạnh. Tháng 11/2008, sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 8,1% so với tháng trước, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, hai mức giảm này đã lập kỷ lục cao nhất từ năm 1953 cho tới nay.

Các nhà phân tích cho biết, những số liệu thống kê nói trên cho thấy thị trường thế giới trong khủng hoảng kinh tế đặc biệt là thị trường Mỹ có tác động khá lớn với nền kinh tế Nhật. Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật rơi vào suy thoái, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đóng cửa rất nhiều nhà máy, cắt giảm nhiều nhân viên, kinh tế Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách.
(
Theo các nhà phân tích, Ngân hàng trung ương Nhật lại một lần nữa rất lo lắng về sự tăng giá của đồng Yên, và có thể lại áp dụng các biện pháp can thiệp kiềm chế đồng Yên tăng.

Đồng Yên tăng gây bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản

Ông Shirakawa cho biết, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đồng Yên mạnh sẽ có tác động tiêu cực đến kinh tế. Ảnh hưởng này rất nghiêm trọng, vì thế Ngân hàng trung ương có thể tiếp tục cân nhắc các phương án đối phó trong đó bao gồm cả chính sách tiền tệ.

Đề cập đến chính sách nới lỏng tiền tệ trong tương lai, Ngân hàng trung ương Nhật có thể tiếp tục nghiên cứu các biện pháp giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng tư nhân đối với doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn. Theo ông Shirakawa, thời gian khôi phục nền kinh tế Nhật có thể sẽ nhiều hơn thời gian dự đoán. Theo báo cáo năm của ngân hàng trung ương Nhật hồi tháng 10/2008, kinh tế nước này có thể tiếp tục trì trệ.

Để ngăn chặn nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tháng trước Ngân hàng trung ương Nhật đã hạ lãi suất từ 0,3% xuống còn 0,1%, đây là lần giảm lãi suất thứ hai tính từ tháng 10 năm ngoái và sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp bơm vốn vào các ngân hàng. Ngân hàng cho biết thêm.

Khôi phục đồng Yên cần nhiều thời gian

Theo ông Shirakawa, kinh tế Nhật có thể cần nhiều thời gian hơn so với dự kiến để phục hồi. Cùng với sự biến động của thị trường, các doanh nghiệp đang cắt giảm chi tiêu, người tiêu dùng cũng bắt đầu thắt chặt hầu bao.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của nước này là hơn 5.000 tỷ Yên, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này cao hơn so với dự đoán 22,3% mà các nhà phân tích đã đưa ra. Về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu, tháng 11/2008, xuất khẩu sang Mỹ giảm 33,8%, xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng lần lượt giảm 30,8% và 24,5%.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố gần đây, do sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã kìm hãm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Nhật trên thị trường thế giới, khiến cho các doanh nghiệp của nước này lần lượt cắt giảm mạnh. Tháng 11/2008, sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 8,1% so với tháng trước, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, hai mức giảm này đã lập kỷ lục cao nhất từ năm 1953 cho tới nay.

Các nhà phân tích cho biết, những số liệu thống kê nói trên cho thấy thị trường thế giới trong khủng hoảng kinh tế đặc biệt là thị trường Mỹ có tác động khá lớn với nền kinh tế Nhật. Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật rơi vào suy thoái, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đóng cửa rất nhiều nhà máy, cắt giảm nhiều nhân viên, kinh tế Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách.
(Vitinfo)

Nguồn: Internet