Số gạo trên, chiếm chưa đầy 1% lượng gạo thặng dư 2,23 triệu tấn của Nhật, là một phần trong kế hoạch trợ giúp lương thực khẩn cấp trị giá 50 triệu USD được Nội các Nhật thông qua. Shigeru Kondo, một quan chức phụ trách viện trợ của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết.
Tổng viện trợ cả gói - gồm lúa gạo, đậu và nhiều loại lương thực khác ngoài gạo - sẽ được chi dùng ở 12 quốc gia, trong đó có Afghanistan, thông qua các cơ quan viện trợ quốc tế như Chương trình lương thực thế giới.
Quyết định mở kho gạo của Nhật bắt đầu khi giá gạo và nhiều loại lương thực khác tăng vọt trên thị trường thế giới, làm phát sinh ra nhiều cuộc bạo động lương thực ở một số quốc gia.
Giá gạo hiện vẫn ở mức cao tại châu Á, cho dù đã giảm gần 20% tại Mỹ trong tháng trước. Giá gạo trắng hạng B của Thái đã tăng gấp ba trong năm nay, đạt mức 1.038 USD/tấn vào hôm thứ Tư.
"Giá gạo đang tăng vọt, mặc dù giá lúa mỳ và một số lương thực khác đã được trợ cấp một phần’’, ông Kondo nói. "Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả để cung cấp cho những người thực sự cần lương thực’’.
Gói viện trợ 50 triệu USD là nửa đầu tiên của kế hoạch viện trợ trị giá 100 triệu USD mà Tokyo thông báo hồi tháng 4.
Ngoài việc mở kho gạo, Nhật Bản đang xem xét đề nghị từ Philippines trong việc bán khoảng 200.000 tấn gạo nhập khẩu để giảm bớt tình trạng leo thang giá cả. Lượng gạo nhập khẩu của Nhật phần lớn đến từ Mỹ theo quy định thương mại quốc tế, vì vậy Tokyo cần thỏa thuận chi tiết với Washington về vấn đề này.
Nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, Philippines, cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận từ Thái Lan để cung cấp nhiều gạo hơn. Đại sứ Mỹ tại Nhật Thomas Schieffer đã hoan nghênh kế hoạch xem xét xuất khẩu gạo sang Philippines của Nhật.
Cuối tuần này, quan chức nông nghiệp Mỹ và Nhật sẽ gặp nhau tại Washington để bàn thảo về ảnh hưởng của giá gạo cao trên thị trường toàn cầu.
Dự trữ gạo của Nhật gồm 1,52 triệu tấn gạo nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan và Việt Nam. Số còn lại là gạo nội địa.
Vietstock

Nguồn: Internet