“Sự sụt giảm trong xuất khẩu cũng như dòng vốn chảy vào sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong đầu tư. Tăng trưởng giảm tốc, tình hình tài chính xấu đi, cùng với sự thắt chặt tiền tệ có thể dẫn tới tình trạng phá sản ở các doanh nghiệp và những tình huống khẩn cấp trong hệ thống ngân hàng”, ông Zoellick nhận xét.
Giới phân tích cho rằng, mối nguy trước mắt là việc các nước ở Đông và Trung Âu như Bulgaria và Estonia với mức thâm hụt thương mại khổng lồ đang biệt dễ bị tổn thương trong trường hợp vốn ngoại đột ngột chảy mạnh ra khỏi các quốc gia này.
Với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh, rắc rối có thể lan rộng sang các nền kinh tế đang nổi lên, thậm chí là Trung Quốc - một nước có thặng dư tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối khổng lồ. “Cả thế giới cùng suy thoái thì Trung Quốc biết xuất khẩu hàng đi đâu”, chuyên gia Johnson của Viện Công nghệ Massachusetts nói.
Trước đó, theo nguồn tin từ hãng Reuters dẫn báo của Viện Chính sách kinh tế (EPI) Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã khiến Mỹ mất 2,3 triệu việc làm trong giai đoạn 2001-2007. Báo cáo của EPI cho thấy 2/3 số việc làm bị mất do thâm hụt thương mại với Trung Quốc gây ra là thuộc ngành chế tạo. Các lĩnh vực chế tạo bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm máy tính, sản phẩm điện tử và những sản phẩm kim loại xây dựng. Theo EPI, các lĩnh vực dịch vụ như hỗ trợ hành chính, dịch vụ khoa học-kỹ thuật và nghề cũng bị mất một số lượng việc làm rất lớn do thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Một quốc gia hùng mạnh khác của Châu Á là Nhật Bạn cũng đã phải gánh chịu những tổn thất lớn từ cuộc khủng hoảng chung này. Trong tháng 8, Nhật thâm hụt thương mại tới 324 tỉ yên (khoảng 3,05 tỉ đô la Mỹ) do xuất khẩu sụt giảm và chi phí nhập khẩu năng lượng tăng cao. Mức thâm hụt đầu tiên trong bảy tháng qua cho thấy tình hình kinh tế Nhật đang chuyển biến xấu nhanh chóng so với mức thặng dư 743,65 tỉ yên cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính, nhập khẩu của Nhật đã tăng 17,3% về giá trị, lên đến 7,38 nghìn tỉ yên trong khi xuất khẩu chỉ tăng hơn 0,3%, đạt 7,56 nghìn tỉ yên, phần lớn là do hàng hóa xuất sang Mỹ và Tây Âu giảm mạnh.
Vietstock

Nguồn: Internet