Thứ hai ( 14/10 ), công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết, than đá, được thúc đẩy bởi việc sử dụng gia tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ vượt qua dầu như là nhiên liệu quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2020 bất chấp những nỗ lực của chính phủ giảm lượng khí thải carbon.

Theo Woodmac trong một bài thuyết trình tại Hội nghị năng lượng thế giới, tiêu thụ than toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 25% vào cuối thập kỷ lên mức tương đương với 4.500 triệu tấn dầu, vượt qua dầu ở mức 4.400 triệu tấn,

Hai cường quốc châu Á sẽ cần nhiên liệu tương đối rẻ hơn để tăng quyền lực kinh tế của họ, trong khi nhu cầu tại Hoa Kỳ, Châu Âu và phần còn lại của Châu Á sẽ giữ ổn định.

William Durbin, chủ tịch của các thị trường toàn cầu tại Woodmac nói "Nhu cầu than của Trung Quốc sẽ gần như thúc đẩy sự phát triển của than đá như nhiên liệu chiếm ưu thế toàn cầu,". "Không giống như các giải pháp thay thế, nóphong phú và giá cả phải chăng."

Trung Quốc – nước tiêu dùng hàng đầu - sẽ thúc đấy 2/3  sự tăng trưởng nhu cầu than thế giới trong thập kỷ này. Woodmac nói, một nửa năng lực máy phát điện của Trung Quốc được xây dựng giữa năm 2012 và 2020 sẽ được đốt than.
Durbin nói
, Trung Quốc không có nguyên liệu thay thế cho than đá, với sự hạn chế sản lượng khí đốt trong nước và khí tự nhiên hóa lỏng ( LNG) nhập khẩu tốn kém hơn so với than đá.

Ông cho biết "năng lượng tái tạo không có thể cung cấp năng lượng tải cơ sở. Điều này khiến than là nguồn năng lượng căn bản"
Than kỳ hạn ở châu Âu đã giảm hơn 20% trong năm nay, trong khi giá than của Úc đã giảm mạnh từ mức kỷ lục 130 USD/ tấn trong năm 2011 xuống khoảng 80 USD cho mỗi tấn do nhu cầu từ Trung Quốc tăng chậm hơn so với dự kiến ​​.

Chi phí nhập khẩu nhiên liệu cao và các vấn đề hạt nhân sẽ hỗ trợ sử dụng than đá trên toàn Đông Bắc Á , trong khi ở Bắc Mỹ than vẫn cạnh tranh ở nhiều nơi mặc dù đá phiến sét phong phú có chi phí thấp .
"Nền kinh tế đang gặp khó khăn và giá than thấp đã làm
kế hoạch thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu (EU) không hiệu quả, " Durbin nói . "Giá than sẽ cần phải đạt 40 euro cho mỗi tấn để khuyến khích chuyển đổi nhiên liệu, điều đó không thể trước năm 2020. "

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết vào đầu tháng 10, ở Đông Nam Á, than đá sẽ là nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trong hỗn hợp năng lượng của khu vực. Than sẽ tạo ra gần một nửa lượng điện của Đông Nam Á vào năm 2035, tăng từ mức chưa được 1/3 hiện nay.
Theo IEA, điều này sẽ góp phần tăng gấp đôi lượng khí thải carbon dioxide liên quan đến năng lượng của khu vực thành 2,3 gigatonnes vào năm 2035.