(VINANET) – Lo sợ thặng dư đồng - được dự kiến lan tràn trên thị trường trong năm nay - đã không làm giá đồng lao dốc, nhưng nhiều nhà phân tích và các nhà đầu tư tin rằng sẽ có một phản ứng chậm trong năm tới.

Các nhà đầu cơ tăng bán kỷ lục trong năm nay, đang đặt cược rằng sản lượng khai thác mới và các hoạt động cũ đang thúc đẩy sản lượng sẽ gây áp lực lên giá. Tuy nhiên một sự kết hợp của nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc, nước mua kim loại lớn nhất thế giới và việc chậm trễ trong quá trình xử lý quặng thành kim loại đã tinh chế đã để lại thị trường này cân bằng hơn dự kiến vào đầu năm nay.

Nhà phân tích Daniel Smith tại Standard Chartered, London cho biết “chúng tôi tất cả dự kiến thặng dư này sẽ đi qua và nó đã không xảy ra”. “Mọi người đã đánh giá tốc độ tăng trưởng nhu cầu đầu trong năm nay”.

Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm xuống mức thấp 3 năm 6.602 USD/tấn trong tháng 6, nhưng kể từ đó đã phục hồi khoảng 10% lên khoảng 7.250 USD/tấn, một phần do thất vọng của các nhà đầu cơ xu hướng giảm đã mua lại.

Smith đã nâng cấp dự báo của mình đối với tăng trưởng nhu cầu đồng trong năm nay lên 9% từ mức 5%, sau khi nhu cầu mạnh hơn dự kiến từ Trung Quốc, kể cả trong mùa hè nóng bức đã thúc đẩy nhu cầu từ các nhà sản xuất điều hòa.

Tính toán mức độ đồng thặng dư là rất khó khăn do sự thay đổi lớn của tồn trữ tại kho ngoại quan Trung Quốc – đã giảm mạnh trong năm nay do nhu cầu phục hồi.

Không có số liệu nói về sự biến đổi dự trữ này do đó nó bị gạt ra ngoài tính toán chính thức của Tổ chức nghiên cứu đồng quốc tế (ICSG). Tuần trước tổ chức này dự báo thặng dư đồng 390.000 tấn trong năm nay.

Nhưng Leon Westgate tại Standard Bank đã chốt thặng dư thấp hơn ở mức 99.000 tấn trong khi Smith và một số người khác tin tưởng rằng thị trường này thị trường này đã quay lại vào thâm hụt trong năm nay khi dự trữ ngoại quan được tính toán.

Nhiều nhà phân tích cho biết rằng dự trữ tại kho ngoại quan Trung Quốc đã giảm 500.000 – 600.000 tấn, một phần lớn trong số đó được chuyển vào sử dụng trong công nghiệp và sẽ làm xói mòn hay loại bỏ thặng dư.

Sự bế tắc trong việc chuyển quặng thô thành kim loại đã tinh chế là lý do khác để thị trường cân bằng hơn.

Trong khi sản lượng khai thác đã phục hồi trong năm nay, thúc đẩy nguồn cung của các sản phẩm trung gian. Westgate cho biết “chúng tôi tin tưởng dòng chảy vào thị trường đã tinh chế là chậm hơn nhiều người quan sát dự kiến và có thể chỉ bắt đầu cảm nhận trong nửa cuối năm 2014”

Sự khác nhau giữ quặng và kim loại được chỉ ra trong hai tiêu chuẩn quan trọng trong ngành, một là theo xu hướng quặng, chỉ ra nguồn cung dồi dào và kim loại cho thấy sự thiếu hụt.

Chi phí gia công và tinh chế, tăng khi nguồn cung quặng phong phú, đã tăng và dự kiến tăng tiếp do các nhà máy luyện đồng Trung Quốc ép để lợi nhuận tăng đến 50% đối với các hợp đồng năm tới.

Nhưng nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, Codelco của Chile cũng tìm kiếm một mức lãi tăng thêm trong năm 2014 đối với kim loại đã tinh chế, thường xảy ra khi nguồn cung bị hạn chế.

Tuy nhiên vào cuối năm tới, do nguồn cung khai thác được dự kiến tăng tốc và nhiều quặng được xử lý hơn, thặng dư kim loại đã tinh chế cuối cùng có thể được cảm nhận trên thị trường.

Macquarie dự báo thặng dư đồng đang tăng lên 427.000 tấn trong năm tới và 647.000 tấn trong năm 2015.

Reuters