(VINANET) – Sau hai phiên giảm liên tiếp, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sáng nay (15/01) ngược dòng hồi phục trở lại vượt mức giá đầu tuần chốt ở 40.200 - 40.600 đồng/kg. Giá cà phê trong nước tăng theo đà tăng của giá cà phê thế giới.

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB sáng nay tăng 29 USD từ 1.874 USD/tấn lên 1.903 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường
Đơn vị
Ngày 12/1
Ngày 14/1
Ngày 15/1

FOB (HCM)

USD/tấn
1.903
1.874
1.903

Đắc Lắc

VND/kg
40.300
40.100
40.600

Lâm Đồng

VND/kg
39.800
39.700
40.200

Gia Lai

VND/kg
40.500
40.100
40.600

Giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch London và New York hôm nay toàn sắc xanh với các mức tăng đáng kể và giao dịch sôi động trong suốt phiên.

Trên sàn giao dịch ICE Futures Europe tại thị trường London, giá cà phê robusta tăng 26-31 USD/tấn.

Cụ thể, kỳ hạn tháng 1 tăng ít nhất 26 USD/tấn tương đương 1.32% lên 1968 USD/tấn. Tăng mạnh nhất ở kỳ hạn tháng 7 với 30 USD/tấn tương đương 1,47% lên 2047 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cao nhất phiên sáng nay. Các kỳ hạn còn lại tăng trên dưới 30 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch ICE New York tại thị trường New York, giá cà phê arabica tăng 2,7-2,9 cent/lb.

Cụ thể, kỳ hạn tháng 3 và tháng 5 cùng tăng 2,9 cent/lb với mức % thay đổi trên dưới 1,6%. Kỳ hạn tháng 7 tăng 2,8 cent/lb tương đương 1,51% chốt ở 184,95 cent/lb. Kỳ hạn tháng 9 có mức tăng ít nhất với 1,44% nhưng chốt giá cao nhất phiên tại 186,9 cent/lb.

Chỉ còn hơn 4 tuần nữa là đến kỳ nghỉ Tết Âm lịch tại Việt Nam, vì vậy thị trường cà phê Việt Nam sẽ đóng của trong vòng 9 ngày từ ngày 14 đến 23/2 để nghỉ lễ.

Mọi năm, người dân sẽ bán ra mạnh trong tuần trước khi nghỉ lễ để lấy tiền chi tiêu do vậy diễn biến giao thương trong vài ngày trước đó có thể sẽ chậm hơn. Tuy nhiên năm nay có thể diễn biến sẽ khác vì các nông dân và thương nhân nội địa vẫn chưa vừa ý với giá robusta.

Trong khi giao dịch trên sàn thế giới sôi động thì giao dịch trong nước lại khá im ắng. Giá nội tại các tỉnh Tây Nguyên rất cao và lượng hàng bán ra từ nông dân rất nhỏ giọt. Các nhà xuất khẩu buộc phải mua để giao cho những hợp đồng đã ký giao trong tháng 01/2015. Ngoài ra một số nông dân, người có tiền nhàn rỗi mua hàng chờ giá lên khiến cho lượng hàng ra thị trường càng khan hiếm.

Thời tiết khô hạn tại Braxin vẫn là đề tài nóng hổi hiện nay ở 2 sàn. Bloomberg dẫn lời của Donald Keeney, nhà khí tượng học tại Gaithersburg thuộc hãng dự báo thời tiết MDA thì độ ẩm trong đất ở khu vực Minas Gerais, là khu vực trồng Arabica chính của Braxin chỉ còn khoảng 65-70% so với mức bình thường trong vòng 30 ngày qua. Chính điều này sẽ gây tác động xấu đến năng suất cà phê khu vực này.

Một nhà khí tượng học tại Somar là cơ quan khí tượng Braxin cũng nhận định “các cơn mưa lớn vẫn chưa xuất hiện và khả năng là chậm nhất đến ngày 24/01/2015 mới có một đợt không khí lạnh tại vùng đông nam của khu vực này. Dự báo sau đó sẽ có mưa lớn.

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Guatemala vừa báo cáo xuất khẩu cà phê nước này trong tháng 12/2014 đạt 93.191 bao, giảm 30.581 bao (-24,71%) so với tháng 12/2013, chủ yếu do thời tiết và thị trường tiêu dùng không đồng ý mức giá khá cao của cà phê nước này. Xuất khẩu lũy kế 3 tháng đầu niên vụ 10/2014 – 9/2015 đạt 202.786 bao, giảm 75.658 bao (-27,17%) so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê robusta tại London (Đơn vị tính: USD/tấn)
Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
01/15
1968
+26
+1,32 %
03/15
1993
+29
+1,46 %
05/15
2024
+31
+1,53 %
07/15
2047
+30
+1,47 %

Giá cà phê arabica tại NewYork (Đơn vị tính: US Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
179,85
+2,9
+1,61 %
05/15
182,55
+2,9
+1,59 %
07/15
184,95
+2,8
+1,51 %
09/15
186,9
+2,7
+1,44 %
Hòa Phạm

Nguồn: Vinanet/Giacaphe.com