Tuần qua, cả dầu đậu tương và dầu cọ đều giảm giá, và dầu dừa luôn phản ánh xu hướng giá của 2 thị trường kia.
Trung Quốc thông báo sẽ bán dầu thực vật từ kho dự trữ ra để ngăn chặn lạm phát tăng đã tác động mạnh tới thị trường dầu thực vật.
Các thương gia dự báo giá dầu dừa chắc chắn sẽ tiếp tục giao dịch ở biên độ hẹp trong tuần tới, vì sẽ có rất ít giao dịch được thực hiện bởi là dịp nghỉ lễ hồi giáo ở Philippine.
Hầu hết các nhà máy sản xuất dầu dừa đang rất hạn chế bán hàng ra vì họ đang nắm giữ khối lượng cơm dừa đã mua với giá rất cao. Hồi tháng 1 và tháng 2, giá cơm dừa tăng rất mạnh. Việc giá cơm dừa mua vào cao mà giá dầu dừa hiện đang giảm gây lo ngại cho hầu hết các nhà máy sản xuất dầu dừa.
Philippine là nước xuất khẩu dầu dừa lớn nhất thế giới.
Nghịch lý là trong khi giá dầu dừa giảm thì giá cơm dừa vẫn rất cao, hiện khoảng 33,50-36 PHP/kg, cao hơn nhiều mức 38-29 PHP, dù đã giảm 6 PHP trong tuần qua.
Xuất khẩu dầu dừa Philippine tháng này có thể sẽ giảm thấp hơn mức trung bình 80.000 tấn, xuống chỉ khoảng 50.000 – 60.000 tấn, do nguồn cung cơm dừa rất khan hiếm.
Ngoài ra, thời tiết xấu cũng tiếp tục ảnh hưởng tới việc phơi sấy và vận chuyển cơm dừa.
Hiện tượng thời tiết La Nina đang ảnh hưởng tới nhiều tỉnh ở Philippine.
Dầu dừa kỳ hạn tháng 4/tháng 5 hiện giá xuất khẩu là 1.480-1.485 USD/tấn, CIF Rotterdam; tháng 5/tháng 6 là 1.480-1.485 USD/tấn, CIF, còn kỳ hạn tháng 6/tháng 7 giá 1.490-1.495 USD/tấn, đều giảm 65-70 USD/tấn so với tuần trước.
Giá dầu dừa, CIF Rotterdam

Kỳ hạn
Giá 14/3
tháng 4/tháng 5
1.480-1.485 USD/tấn
tháng 5/tháng 6
1.480-1.485 USD/tấn
tháng 6/tháng 7
1.490-1.495 USD/tấn
 

Nguồn: Vinanet