* Việt Nam tăng giá sàn
   * Chính phủ Thái bán gạo dự trữ
   * Giá gạo Việt Nam cao bởi có trục trặc về việc giao hàng
   * Các nhà xuất khẩu Thái chờ thông tin Chính phủ bán thêm gạo dự trữ

Gạo Thái Lan giảm nhẹ trong 2 tuần qua, trong khi gạo Việt nam tăng nhẹ.

Trong tuần cuối tháng 8, giá gạo Việt Nam tăng khá mạnh, khoảng 30 – 35 USD/tấn, và một số loại trở nên đắt hơn gạo Thái, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu Thái Lan tiếp cận trở lại với một số khách hàng.

Hiệp hội Lương thực Việt nam đã tăng giá sàn gạo xuất khẩu trong tuần cuối tháng 8, đẩy giá gạo tăng theo.

Ngày 28/8/2010, giá sàn gạo 5% tấm giá tăng lên 450 USD/tấn, so với 430 USD/tấn trước đó, trong khi gạo 25% tấm tăng từ 390 USD/tấn lên 410 USD/tấn. Ngay sau đó, giá gạo 5% tấm tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 475 USD/tấn, vượt giá sàn và cao hơn nhiều so với mức 430 – 440 USD/tấn một tuần trước đó, đồng thời cũng cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan (460 USD/tấn). Gạo 25% tấm của Việt Nam giá cũng tăng từ 390 USD/tấn lên 435 – 440 USD/tấn vào tuần cuối tháng 8.

Giá gạo tăng khiến một số khách hàng nước ngoài lưỡng lự ký hợp đồng mới.

Việc giá gạo Việt nam tăng giá mạnh trong khi gạo Thái Lan vững giá trong tuần cuối tháng 8 đã tạo cơ hội cho Thái Lan bán gạo trắng cho các khách hàng Châu Phi và Châu Á. Thái Lan đã tập trung vào các loại gạo hạt dài, hạt vừa, gạo thơm và gạo đồ bởi giá chào bán gạo trắng của họ cao hơn nhiều so với gạo Việt Nam. Kết quả là trong tuần cuối tháng 8, Thái lan đã bán được khoảng 60.000 tấn gạo 5% tấm cho các nước Châu Phi, 70.000 tấn gạo sấy cũng cho Châu Phi, kỳ hạn giao tháng 9. Gạo 100% B của Thái Lan tuần cuối tháng vững giá ở 490 USD/tấn.

Sang tuần đầu tháng 9, giá gạo Thái Lan và Việt Nam đều giảm, với mức giảm khoảng 10 – 20 USD/tấn bởi thiếu vắng nhu cầu từ khách hàng nước ngoài, và bởi các thương gia dự báo giá sẽ giảm hơn nữa trong những tuần tới.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gạo 100% B giảm 10 USD/tấn xuống mức 480 USD/tấn, FOB. Trong khi đó tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, các nhà xuất khẩu cũng giảm giá chào bán gạo trong tuần này để hấp dẫn khách hàng. Mặc dù vậy, nhu cầu mua vẫn thấp.

Gạo 5% tấm của Việt nam giá giảm khoảng 20 USD/tấn xuống 450 – 460 USD/tấn, FOB, trong khi gạo 25% tấm giá giảm từ 435 – 440 USD/tấn xuống 410 – 435 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu giảm trong khi giá cao trên thị trường nội địa cao khiến cho các nhà xuất khẩu gặp khó khăn.

Trên thị trường Thái lan, giá gạo 100% B tăng từ 11.500 Baht lên 12.800 Baht (410 USD)/tấm trong tuần đầu tháng 9. Trong khi đó trên thị trường Việt Nam, giá gạo hiện ở mức 4.400 – 4.600 đồng (22,6 – 30,8 US cent)/kg, so với 4.300 – 5.500 đồng một tuần trước đây.

Chính phủ Thái lan đã bán một số gạo cho 3 nhà xuất khẩu để họ hoàn thành các hợp đồng kỳ hạn giao tháng 8. Theo tin từ các thương gia, Chính phủ Thái đã bán khoảng 2 triệu tấn, hiện còn khoảng 4 triệu tấn trong kho dự trữ, và các thương gia nước này hy vọng họ sẽ bán thêm nữa để hạ giá lúa gạo trên thị trường nội địa, tạo điều kiện cho xuất khẩu.

Việt nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, đã xuất khẩu 813.109 tấn gạo trong tháng 8, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm tới nay lên 4,77 triệu tấn, theo nguồn tin của Hiệp hội Lương thực.

Pakistan, nước xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới, sẽ có khoảng 3 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm nay, mặc dù bị lũ lụt. Malik Jahangir, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan, dự báo xuất khẩu gạo của nước này có thể giảm xuống 35% do trận lũ lịch sử xuống còn 3 triệu tấn (so với mức dự báo 22% đã đưa ra).

Theo ông Jahangir, Pakistan thông thường sản xuất 6,5 triệu tấn gạo mỗi năm và tiêu dùng nội địa chỉ chiếm khoảng 2 triệu tấn gạo, còn lại là cho xuất khẩu.
Còn theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu gạo của Pakistan sẽ giảm đến 36% xuống còn 2,3 triệu tấn (so với dự báo cũ là 3,6 triệu tấn). USDA cũng điều chỉnh dự báo sản lượng gạo của Pakistan từ 6,5 triệu tấn xuống mức 4,4 triệu tấn do lũ lụt gây thiệt hại lớn ở các khu vực trồng lúa của phía Nam tỉnh Punjab và Sindh.

Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ sẽ thuận lợi hơn khi đối thủ cạnh tranh hàng đầu, Pakistan, gần như rút khỏi thị trường thế giới. Ấn Độ xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn gạo basmati, chủ yếu đến châu Âu và Trung Đông, thường rất khó cạnh tranh lại với gạo basmati rẻ hơn từ Pakistan. Nước láng giềng này độc quyền sản xuất gạo basmati thơm, vốn đã từng là loại gạo đắt nhất thế giới.

“Các nhà xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đã có được cơ hội tốt. Chúng tôi sẽ giành được các đơn hàng xuất khẩu trên 20 vạn tấn từ Pakistan trong năm tới”

Theo ước tính, giá của gạo Pusa và Pusa 1121 đã tăng lthêm 30 – 70 USD trong 1 tháng qua. Gạo basmati truyền thống đã được báo giá 4.300 USD/tấn từ mức giá 3.700 USD/tấn hồi tháng 6. Tuy nhiên, với nguồn cung cấp dự kiến hơn 30 triệu bao với mỗi bao nặng 50 kg, chắc chắc giá sẽ không tăng trong năm nay, các thương nhân cho biết.

Iran, nước nhập khẩu gạo basmati chính của Ấn Độ, đã ngừng cấp giấy phép mới cho các thương nhân vì quốc gia Trung Đông này có thể thu hoạch vụ mùa mới vào tháng tới. “Chúng tôi không thấy có sự tác động ảnh hưởng nào vì hầu hết các thương nhân Iran đã có giấy phép nhập khẩu”, ông Dinesh Gupta nói.

Giá gạo thế giới, USD/tấn:

Loại

9/9

1/9

26/8

Thái Lan, 100% B

480

490

490

Việt Nam, 5% tấm

450 - 460

470 - 475

430 - 440

                 5% tấm

410 - 435

435 - 440

390

(Vinanet)