1/ Vàng và ngoại tệ:

Tuần qua, giá vàng trong nước và trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm mạnh 20.000đ/chỉ so với mức giá cuối tuần trước. Hiện lúc 10h sáng ngày 6/3 giá vàng trên địa bàn tỉnh đang được bán ra ở mức từ 1.905-1.910.000 đ/chỉ vàng 99,99%. Mặc dù giá vàng giảm nhưng vẫn còn rất cao so với thu nhập bình quân hàng tháng của người dân lao động.

Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng của đồng đô la Mỹ tiếp tục giữ được sự ổn định tương đối; hiện ngày 6/3 giá USD được mua vào và bán ra ở mức 17.482đ/USD.

 Ngược lại, tỷ giá đồng Euro giảm nhẹ so với tuần trước và hiện đang được mua vào là 21.926 đ/Euro, bán ra là 22.339 đ/Euro.

2/Lương thực, thực phẩm:

Trong tuần, giá thóc gạo trên địa bàn tỉnh ổn định. Hiện giá gạo đang được bán như sau; gạo X, Si 9.500đ/kg, gạo hương thơm và P6 là 10.000đ/kg, gạo bắc thơm 12.500đ/kg. Theo nhận định, giá gạo sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới do nguồn cung gạo trong nước khá dồi dào.

Giá các mặt hàng bia, nước giải khát ổn định so với tuần trước, hiện giá bia chai Hà Nội là 125.000 đ/két 20 chai, cocacola có giá 55.000đ/két 24 chai. Giá bia lon giảm nhẹ từ 2-5.000đ/hộp 24 lon. Bia Hà Nội 168.000đ/hộp, bia Halida 160.000đ/hộp. Theo nhận định giá bánh kẹo, bia và nước giải khát sẽ tiếp tục ổn định trong tuần tới.

Trong tuần, giá thịt gia súc gia cầm ổn định, hiện giá gà ta còn sống đang được bán ra từ 57-65.000đ/kg, ngan ta 38-40.000đ/kg. Giá thịt lợn cũng giữ được mức ổn định như tuần trước. Hiện giá thịt mông sấn và lợn đùi là 55.000đ/kg, thịt nạc thăn 68.000đ/kg, giò lụa 90.000 đ/kg. Giá thịt bò các loại cũng giảm nhẹ từ 3-5.000đ/kg. thịt bò đùi  130.000đ/kg. Giá các mặt hàng thủy sản trong tuần cũng ổn định; cá chép ao (loại 1kg) 30-35.000đ/kg, cá trắm (loại 1kg) 25-28.000 đ/kg, cá quả loại 1kg 60.000đ/kg.

Duy chỉ có các loại sữa nhập khẩu tăng Giá các loại đường sữa và dầu ăn ổn định, dầu ăn Neptune giá 30.500 đ/lít, sữa bột Dutch Lady nguyên kem uống liền loại hộp giấy 400g giá 48.000 đ/hộp, sữa đặc cô gái Hà Lan 12.500đ/hộp, đường kính trắng xuất khẩu 10.000 đ/kg. Ngoài ra, giá bột giặt, dầu gội, nước rửa chén và một số nguyên phụ liệu khác cũng ổn định.

Giá một số hàng khô có xu hướng giảm nhẹ. Hiện giá đỗ xanh vỡ là 16.000đ/kg, lạc nhân 17-20.000đ/kg, nấm hương 145.000 đ/kg, mộc nhĩ 45.000 đ/kg, miến dong loại ngon 22.000đ/kg, quýt đường 18.000 đ/kg, dưa hấu 6-7.000đ/kg.

3/ Đồ điện lạnh, điện tử:

Mặc dù đầu năm 2009 giá nhiều mặt hàng điện lạnh, điện tử giảm theo lộ trình giảm thuế khi Việt Nam WTO, nhưng mức giảm là chưa nhiều như những gì người dân mong đợi. Nếu tính mức thu nhập trung bình của một người dân lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì khả năng mua sắm mới các trang thiết bị phổ thông như Tivi, tủ lạnh hay máy giặt v.v…phục vụ sinh hoạt gia đình thì không dễ chút nào. Tính từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng điện lạnh, điện từ bình dân chỉ giảm từ 5-7%, ngoại trừ các mặt hàng cao cấp như Tivi LCD, Pasma có mức giảm mạnh. Đó chính là yếu tố cho thấy thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh khá phong phú nhưng sức tiêu thụ lại không cao.

4/  Giá vật tư­:

Giá gas các loại trên địa bàn tỉnh giảm mạnh khoảng 20.000đ/bình do nguồn cung phong phú hơn và giá gas nhập khẩu giảm nhẹ. Hiện giá gas Petrolimex 12kg là 230.000đ/bình, gas Petrovietnam 210.000đ/bình cùng loại. Tuần qua, giá dầu hoả tiếp tục giảm nhẹ 500đ/lít, còn các loại xăng dầu khác vẫn ổn định như mức giá tuần trước.

Giá sắt thép xây dựng trong nước và trên địa bàn tỉnh ổn định. Hiện nay giá sắt cây Việt Úc Φ 16 là 11.400đ/kg, Việt Úc Φ 14 là 11.500đ/kg, thép cuộn Φ 6, Φ 8  là 11.300 đ/kg.

Giá các loại xi măng trong tuần ổn định và đang được bán ra như sau; xi măng Hoàng Thạch 940-950.000 đ/tấn, xi măng Trung Hải loại bao giấy là 780.000 đ/tấn, xi măng Hải Dương 740.000đ/tấn. Giá các loại gạch, cát đá xây dựng ổn định như tuần trước. Dự báo giá nguyên vật liệu xây dựng vẫn ổn định do nguồn cung phong phú đủ để đáp ứng cho việc xây dựng các công trình trong nước.

5/ Ảnh hưởng của việc tăng giá điện đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sau cuộc họp báo công bố Quyết định 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường tổ chức sáng 17/2 tại Hà Nội. Người dân nhiều địa phương đã tỏ ra lo lắng khi phải chi trả thêm một khoản tiền và tất nhiên hầu bao của mỗi gia đình sẽ bị bóp chặt hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đều khẳng định việc tăng giá điện không tác động nhiều đến giá thành sản xuất và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân. Nhưng xét một cách cụ thể “không ảnh hưởng nhiều” có nghĩa là vẫn ảnh hưởng.

Mặc dù mỗi gia đình đều tỏ ra lo lắng vì phải chi trả thêm tiền điện nhưng họ cũng không thể hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong nhà vì việc sử dụng là tất yếu. Tại các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy, họ không thể tiết kiệm tiền điện bằng cách thu hẹp sản xuất. Trong đó mức tăng giá điện sinh hoạt 13% đã tác động đến người tiêu dùng tương đối rõ. Tác động đầu tiên là kể từ ngày 1/3, số kWh đầu tiên được tính giá ưu đãi (bù 35-40% giá bán điện bình quân) đã giảm hẳn một nửa, từ 100 kWh xuống còn 50 kWh và từ kWh 51-100, người tiêu dùng phải trả theo giá thành sản xuất. Như vậy, nếu chỉ dùng dưới 50 kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm chỉ là 2.500 đ nhưng dùng dưới 100 kWh/tháng đã phải trả thêm 18.000 đ, dưới 200 kWh trả thêm 22.000 đ, dưới 300 kWh trả thêm 28.000 đ/tháng…. Tính chung, giá điện mới sẽ làm chi phí sử dụng điện tăng khoảng 13% và làm tăng 3% chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên trên toàn quốc, số người được hỗ trợ giá theo cơ chế tính mới này đã thu hẹp từ 3,5 triệu xuống còn 2,4 triệu người.

Tác động thứ hai là thị trường điện nông thôn năm 2009 cũng sẽ phải tính như thành thị theo cơ chế bậc thang để những người nghèo thực sự nhận được sự hỗ trợ của 50 kWh giá điện ưu đãi đầu tiên. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định, trong 6 tháng tới nếu các hợp tác xã không hoàn tất việc chuyển sang tính giá điện theo cơ chế này thì sẽ buộc bàn giao lại cho điện lực địa phương. Từ năm 2010, sẽ nghiên cứu để áp dụng cơ chế bù giá trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng theo hóa đơn tiền điện thực tế hàng tháng.

(TTPIC)

 

Nguồn: Vinanet