* Nhu cầu vẫn thấp và nguồn cung tăng lên
   * Giá gạo Thái vững nhờ nhu cầu từ Châu Phi

Theo nguồn tin Reuters, việc chắc chắc chắn về nhu cầu từ Philippine đã khiến giá gạo Châu Á giảm trong tuần qua, nhất là khi nguồn cung và dự trữ tương đối cao bởi cả hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam sắp vào vụ thu hoạch cao điểm.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, giá đang giảm do vụ thu hoạch lớn sẽ bắt đầu từ tháng tới, trong khi khách hàng không có nhu cầu mua vào lúc này.

Philippine vẫn chưa đưa ra kết hoạch nhập khẩu gạo sau cuộc họp cuối tuần trước, và giám đốc cơ quan lương thực quốc gia lại vừa thông báo lượng nhập khẩu chưa chắc sẽ vượt quá 1 triệu tấn. Nước Nam Á này có thể không mua quá 1 triệu tấn gạo trong năm nay.

Các thương gia cho hay vụ thu hoạch lúa đông xuân vừa bắt đầu, và nông dân đang bán vội lúa gạo để lấy tiền tiêu Tết. Do vậy giá gạo trong nước giảm, với gạo 5% tấm xuất khẩu giá giảm xuống 470 USD/tấn, FOB, so với 480 USD/tấn tuần trước.

Giá sàn gạo xuất khẩu loại 5% tấm vẫn duy trì ở mức 520 USD/tấn.

Gạo 25% tấm của Việt Nam giá giảm xuống 435 USD/tấn, so với 470 USD/tấn tuần trước, thấp hơn mức giá sàn 495 USD/tấn.

Lượng nhập khẩu từ Campuchia càng đẩy tăng nguồn cung ở Việt Nam. Vậy nên káhch hàng nước ngoài không vội vã mua vào. Họ hy vọng giá sẽ giảm hơn nữa vào tháng tới.

Tuy nhiên, có nhiều khả năng giá sẽ tăng trở lại vào tháng 3 hoặc 4 tới sau khi đã xác định được nhu cầu nhập khẩu của những khách hàng lớn.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giao dịch cũng trầm lắng, song giá tương đối vững nhờ nhu cầu từ các khách hàng truyền thống ở Châu Phi.

Gạo 100% B của Thái Lan giá chào bán 535 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Một thương gia ở Bangkok cho hay khách hàng Châu Phi vẫn đang mua vào, song với khối lượng nhỏ, khoảng 20.000 tấn. Điều đó không đủ đẩy giá tăng lên.

Hầu hết nông dân Thái Lan đã kết thúc việc thu hoạch và hiện Chính phủ cũng như các nhà xay xát vẫn còn khá nhiều lúa gạo dự trữ.

Về những thông tin liên quan, cũng theo nguồn tin Reuters, sản lượng lúa Philippine quý IV/2010 tăng 21% so với một năm trước đó, nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo là tăng 26%. Sản lượng lúa trong quý IV – quý có sản lượng cao nhất trong năm – đạt 6,51 triệu tấn, so với 5,37 triệu tấn cùng kỳ năm 2009, theo cơ quan thống kê nông nghiệp (BAS) Philippine. Tổng sản lượng lúa năm 2010 đạt 15,77 triệu tấn, giảm 9,4% so với mục tiêu 17,4 triệu tấn của năm 2010, và thấp hơn 3% so với sản lượng năm 2009. Vào giữa năm 2010, Chính phủ đã giảm mục tiêu sản xuất năm 2010 xuống 16,4 triệu tấn do hạn hán trầm trọng bởi El Nino. Việc sản lượng giảm có thể làm gia tăng áp lực nhập khẩu gạo cho quốc gia này. Mấy năm gần đây, Philippine là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nước này nhằm mục tiêu đủ cung gạo vào năm 2013.

Tổng giám đốc uỷ ban giao dịch ngũ cốc Iraq cho biết đã mua 120.000 tấn gạo từ Mỹ, Áchentina và Urugoay. Ông Muthanna Jabbar cho biết Iraq đã mua 90.000 tấn gạo từ Mỹ, và phần còn lại mua của Áchentina và Urugoay. Iraq là một trong những nước nhập khẩu gạo và lúa mì lớn nhất thế giới.

Bănglađét sẽ nhập khẩu 900.000 tấn gạo để đẩy tăng dự trữ lên 1,2 triệu tấn trong tài khoá kết thúc vào tháng 6/2011. Bộ trưởng Lương thực Abdur Razzaque cho biết gạo là lương thực chính của hơn 150 triệu dân số nước này. Chính phủ cũng sẽ nhập khẩu thêm 250.000 tấn lúa mì ngoài mục tiêu 750 triệu tấn nhập khẩu trong năm nay.

Bộ trưởng các nước ASEAN sẽ nhóm họp tại Indonesia để thảo luận kế hoạch dự trữ gạo khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt gạo nếu xảy ra khủng hoảng. Kế hoạch này xuất phát từ nhu cầu của các quốc gia trong khu vực khi họ phải đối mặt với giá lúa gạo tăng cao, thời tiết khắc nghiệt cản trở nguồn cung cấp gạo, cũng như sức ép lạm phát ngày tăng mạnh.Thứ trưởng Bộ thương mại Indonesia phát biểu rằng, cuộc họp này có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu năm nay và sẽ thảo luận đầy đủ mọi mặt gồm có nguồn cung ứng, tài chính và cơ chế để giúp từng nước thành viên khi đối mặt với giá gạo tăng cao.

Theo Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO),  sản lượng gạo thế giới sẽ đạt 6,5 triệu tấn vào năm 2010, giảm nhẹ so với ước tính trước đây, do mùa vụ ở châu Á suy giảm mạnh bởi hạn hán và lũ lụt. Sản lượng thóc đạt khoảng 697,9 triệu tấn, tương ứng với khoảng 465,4 triệu tấn gạo xát, giảm từ mức 704,4 triệu tấn ước tính vào tháng 6.

Đây là lần điều chỉnh giảm sản lượng dự đoán lần thứ 3 của FAO kể từ tháng 4/2010. FAO đã giảm ước tính sản lượng tại Trung Quốc và Ấn Độ do tình hình hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng tại hai quốc gia này. Tuy vậy, theo cơ quan này, sản lượng gạo thế giới vẫn đang ở mức cao kỷ lục.

Theo FAO, giá gạo xuất khẩu quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi sự xuất hiện các nguồn cung mới từ phía Bắc bán cầu. Các chính sách của chính phủ sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc định hình khuynh hướng giá.

Ước tính của FAO tương đồng với dự đoán của Bộ Nong nghiệp Mỹ là sản lượng gạo đã xay xát thế giới đạt 451,4 triệu tấn và thiếu hụt cung khoảng 1,1 triệu tấn, mức thâm hụt xảy ra lần đầu tiên trong 4 năm qua.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2010/2011 tăng 3% so với năm 2009/2010 đạt 451,4 triệu tấn, và thiếu hụt cung khoảng 1,1 triệu tấn, mức thâm hụt xảy ra lần đầu tiên trong 4 năm qua. USDA dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm 2010/2011 sẽ tăng lên mức 452,8 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2009/2010 mức cao nhất từ trước đến nay.

Dự kiến thương mại gạo toàn cầu trong năm 2011 hầu như không đổi ở mức 30,3 triệu tấn.

Tồn kho gạo cuối kỳ toàn cầu năm 2010/2011 sẽ ở mức 94,4 triệu tấn, giảm nhẹ 0,3%.

Tỷ lệ tồn kho so với tiêu dùng năm 2009/2010 là 21,6%, dự kiến năm 2011 giảm xuống còn 20,8%.

(Vinanet)