* Khách hàng đứng ngoài thị trường chờ đợi giá giảm hơn nữa
   * Tuy nhiên giá sẽ không giảm nhiều bởi có sự can thiệp của Chính phủ

Triển vọng nhu cầu giảm từ Indonesia và Philippine kéo giá gạo Thái Lan giảm 4% trong tuần qua, trong khi gạo Việt Nam được hỗ trợ bởi nhu cầu bốc xếp vững.

Tuy nhiên, dự báo giá gạo Thái Lan sẽ không giảm mạnh bởi có sự can thiệp của Chính phủ. Chương trình thu mua hỗ trợ giá cũng sẽ hỗ trợ giá gạo Việt Nam.

Theo nguồn tin Reuters, gạo 100% B của Thái Lan giá tham chiếu giảm xuống 515 USD/tấn, giảm 3,7% so với mức 535 USD/tấn một tuần trước đây. Thị trường gạo Thái Lan lúc này khá yên tĩnh và không có nhu cầu mua mới nào, kể cả từ các khách hàng truyền thống ở Châu Phi.

Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, cho biết năm nay họ sẽ chỉ mua bằng một phần ba mức kỷ lục 2,45 triệu tấn của năm 2010, trong khi Indonesia cũng cho biết họ đã mua đủ dùng cho 6 tháng tới.

Lượng dự trữ khổng lồ và sản lượng nội địa dự kiến tăng mạnh khiến Chính phủ Philippine sẽ cắt giảm nhập khẩu gạo năm 2011 xuống còn 800 nghìn tấn. Philippines có kế hoạch nhập khẩu khoảng 800.000 tấn gạo trong năm 2011 ngay cả khi hội đồng chính phủ cho phép nhập tới 1,3 triệu tấn nhằm kiềm chế lạm phát lương thực nội địa.
Kế hoạch thu mua chỉ năm nay chỉ bằng 1/3 so với mức kỷ lục 2,45 triệu tấn năm ngoái.
Philippine là nước mua gạo lớn nhất thế giới trong những năm gần đây. Nước này còn muốn cắt giảm lượng nhập khẩu năm 2012 xuống còn một nửa so với năm 2011, tức là khoảng 400.000 tấn và đặt mục tiêu tự cung cấp gạo vào năm 2013.

Các thương gia cho biết khách hàng hiện có thể yên tâm đứng ngoài thị trường quan sát và chờ đợi, bởi tin tưởng rằng nguồn cung chắc chắn sẽ kéo giá giảm xuống.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá tăng lên 475 – 480 USD/tấn, so với 470 – 480 USD/tấn một tuần trước đây, trong khi gạo 25% tấm vững ở mức 440 – 445 USD/tấn, FOB.

Các nhà xuất khẩu nhận định giá gạo Châu Á sẽ không giảm nhiều, không phải bởi nhu cầu sẽ gia tăng, mà bởi sự can thiệp của Chính phủ các quốc gia sản xuất gạo lớn.

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuần trước thông báo nước ông sẽ tăng giá can thiệp – hiện là 10.000 Baht (328 USD)/tấn, trước sức ép từ phía người trồng lúa.

Tại Việt Nam, các công ty gao cũng bắt đầu thu mua lúa vụ đông – xuân, đẩy giá tăng khoảng 5% trên thị trường trong nước.

Về những thông tin liên quan, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết họ hy vọng lượng gạo xuất khẩu theo các hợp đồng ký kết với chính phủ các nước ở Trung Đông, châu Phi và châu Á sẽ tăng mạnh lên 700.000-800.000 tấn trong năm nay, góp phần nâng tổng lượng gạo Thái bán ra thị trường bên ngoài cả năm 2011 lên trên 9 triệu tấn.

Tổng Giám đốc Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại Manat Soiploy cho biết chính phủ các nước Iran, Iraq, Libya, Indonesia, Bangladesh và Philippines đã liên hệ hỏi mua gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Theo ông Manat, Thái Lan sẽ hưởng lợi từ việc nguồn cung sụt giảm của nhiều nước sản xuất nhiều thóc gạo, nhất là Trung Quốc, do tác động của thời tiết. Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu các loại gạo không phải lài gạo basmati - được trồng dưới chân dãy núi Himalaya, để tránh khả năng thiếu hụt thóc gạo tại nước đông dân thứ hai thế giới này. Ông Manat cũng bày tỏ hy vọng giá gạo trắng 5% của Thái sẽ vọt lên 600 USD/tấn khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường gia tăng.

Myanmar mới đây thông báo đã tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm bình ổn giá gạo đang tăng tại thị trường trong nước. Cơ quan chức năng Myanmar đã yêu cầu các nhà xuất khẩu gạo nước này dừng xuất khẩu cho đến khi số gạo của vụ thu hoạch Hè được bán ra thị trường.

Khảo sát giá thị trường bán buôn ở Yangon cho thấy tính đến thời điểm cuối tuần, gạo chất lượng thấp giao dịch ở mức 20.000 kyat (22 USD) một bao 51kg, gạo chất lượng cao 35.000 kyat một túi và tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Từ tháng 4/2010 đến tháng 1/2011, Myanmar đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn gạo. Trong tài khóa 2009-2010, nước này xuất khẩu tổng cộng 800.000 tấn gạo.

Campuchia đang sửa soạn cho chiến lược xuất khẩu gạo tương lai, nhắm đến thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Hồitháng 8, Chính phủ nước này đã tuyên bố phấn đấu đến năm 2015 trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo chủ chốt tới nhiều thị trường trên thế giới. Sản xuất lúa gạo của Campuchia đã có xu hướng tăng trong những năm gần đây và lượng gạo dư thừa để xuất khẩu ngày càng dồi dào.

Indonesia thông báo sẽ tiếp tục đánh thuế với gạo nhập khẩu.Indonesia thực hiện tạm miễn thuế nhập khẩu gạo từ cuối năm 2010.

Phát biểu với báo giới ngày 2/3 sau một hội nghị về lương thực tại thủ đô Jakarta, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết việc tạm miễn thuế nhập khẩu gạo sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/3, và từ tháng Tư năm nay mặt hàng nhập khẩu này sẽ bị đánh thuế như trước đây. Ông cũng cho biết đã có khoảng 1,4 triệu tấn gạo được nhập khẩu vào Indonesia từ cuối năm 2010.

Chủ nhiệm Cơ quan Hậu cần quốc gia của Indonesia (Bulog) Sutarto Ali Moeso cũng xác nhận 1,4 triệu tấn gạo nhập khẩu đã được chuyển đến Indonesia và lượng gạo dự trữ đã đạt 1,6 triệu tấn, đáp ứng yêu cầu của chính phủ.

Ông bày tỏ hy vọng việc dự trữ đủ gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và vụ thu hoạch thóc trong tháng Ba và tháng Tư sẽ góp phần bình ổn giá gạo.

(1 USD = 20.865 đồng); (1 USD = 30,52 Baht)

(Thu Hải - tổng hợp)