Thị trường ngũ cốc thế giới tuần 9 – 16/8/2010

Lúa mì:

Lúa mì kỳ hạn giảm giá trở lại vào phiên giao dịch 16/8, sau 2 phiên cuối tuần tăng giá, bởi hoạt động bán kiếm lời, sau khi giá lập kỷ lục cao của 2 năm bởi lo ngại về thơì tiết ở khu vực Biển đen có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới vụ mùa năm nay và năm tới.

Lúc đóng cửa phiên 16/8 giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 đã giảm giá 0,4% xuống 6,99-1/2 USD/bushel từ mức cao nhất của 2 năm là 8,41 USD đạt được hôm 6/8. Giá giảm là bởi hoạt động bán kiếm lời.

Phiên cuối tuần, 13/8, giá lúa mì tại Chicago đã tăng phiên thứ 2 liên tiếp, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm bởi vụ thu hoạch kém ở Nga.

Tuy nhiên, tuần vừa qua là tuần đầu tiên trong vòng 7 tuần giá lúa mì giảm.

Sản lượng lúa mì toàn cầu được USDA dự báo sẽ giảm xuống 645,7 triệu tấn trong vụ 2010/11, so với mức 661 triệu tấn dự báo hồi tháng trước.

Lúa mì có thể sẽ là loại nông sản tăng giá mạnh nhất trong nửa cuối năm nay, bởi xuất khẩu từ Biển đen giảm.

Một số nhà phân tích cho rằng lúa mì sẽ còn tiếp tục tăng giá, và cái mốc tiếp theo sẽ là 9 USD/bushel, bởi Nga cấm xuất khẩu lúa mì, và Ucraina và Kazakhstan có thể cũng sẽ hạn chế xuất khẩu do thời tiết khô hạn.

Dự trữ lúa mì toàn cầu dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm, là 174,76 triệu tấn. Tuy nhiên, so với vụ 2007/08, khi giá lúa mì cao kỷ lục lịch sử, dự trữ vào năm tới sẽ vẫn cao hơn khoảng 49,9 triệu tấn.

USDA đã giảm mức dự báo về sản lượng lúa mì Nga - nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới trong vụ 2009/10, đi 15% xuống 45 triệu tấn, so với 53 triệu tấn dựbáo hồi tháng 7.

Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp Nga Oleg Aksyonov cho biết xuất khẩu từ Nga có thể chỉ đạt khoảng 2 – 4,5 triệu tấn trong năm marketing bắt đầu từ 1/7. USDA dự báo xuất khẩu từ nước này sẽ giảm xuống chỉ 3 triệu tấn so với 18,5 triệu tấn năm trước.

Sản lượng lúa mì của Ucraina, nước sản xuất lớn thứ 2 ở Liên xô cũ, sẽ đạt 17 triệu tấn, giảm 15% so với dự báo cách đây 1 tháng. Kazakhstan, nước sản xuất lớn thứ 3 ở Liên xô cũ, sẽ sản xuất 11,5 triệu tấn, giảm 18% so với dự báo moọ tháng trước. Liên minh Châu Âu, cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, sẽ sản xuất 137,5 triệu tấn, giảm 3% so với dự báo hồi tháng 7.

Quyết định của Maxcơva cấm xuất khẩu lúa mì để bảo đảm an toàn lương thực bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 15/8 cho đến cuối năm dương lịch. Chính phủ Nga tìm cách ngăn chặn giá thực phẩm tăng cao do hạn hán làm ngành nông nghiệp bị mất mùa.

Theo quyết định của thủ tướng Nga qua sắc lệnh ký vào ngày 5/5 thì kể từ chủ nhật 15/08/2010 cho đến hết năm, Nga sẽ không bán lúa mì ra nước ngoài. Lệnh đặc biệt này có thể triển hạn thêm nếu tình thế đòi hỏi.

Do tình trạng khô hạn kỷ lục, một phần tư diện tích canh tác lúa mì bị thiêu hủy dưới sức nóng của mặt trời. Năm ngoái, nhờ trúng mùa , Nga xuất khẩu hơn 21 triệu tấn ngũ cốc và tung một chiến dịch chinh phục thêm thị trường. Nhưng do thời tiết nóng bất thường làm năng suất từ 97 triệu tấn thu hoạch vàonăm ngoái xuống còn hơn 60 triệu tấn theo dự báo năm nay.

Lo ngại nguy cơ giá nhu yếu phẩm tăng cao gây bất ổn xã hội, chính phủ Nga phải vội vã ban hành lệnh cấm xuất khẩu với hy vọng bảo đảm không thiếu lương thực cho nhu cầu nội địa.

Nhu cầu tiêu thụ trong nước của Nga là 78 triệu tấn, quá cao so với mức thu hoạch dự kiến 60 triệu tấn năm nay. Theo chính phủ Nga thì nhà nước còn dự trữ 9,5 triệu tấn cộng thêm 21 triệu tấn dư thừa của năm 2009.

Gạo

Giá lúa mì tăng đã hậu thuẫn gạo tăng giá trong tuần qua. Gạo trắng 100% B của Thái Lan giá tăng 4% đạt 475 USD/tấn, trong khi gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt nam giá tăng lên 400 USD/tấn, và gạo 25% tấm giá tăng lên 360 USD/tấn.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Châu Phi đang khá sôi động. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhằm mục tiêu xuất khẩu 8,5 – 9,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Họ đã bán 4,5 triệu tấn từ đầu năm tới nay, theo thống kê của Bộ Thương mại.

Còn tại Việt Nam, giá đã tăng lên không chỉ bởi chương trình thu mua tạm trữ của Chính phủ mà còn bởi nhu cầu từ Trung Quốc, Bănglađét và nhiều nước khác. Tung Quốc đang mua 600.000 tấn gạo Việt Nam để bù vào chỗ thiếu cung trên thị trường nội địa do lũ lụt, và họ có thể sẽ mua tới 1 triệu tấn. Các nước khác trong đó có một số nước Châu Phi, Iraq, Cuba, Philippines và Bangladesh, đã mua khoảng 300.000 tấn gạo 25% tấm theo các hợp đồng liên công ty. Bangladesh dự kiến sẽ mua 200.000 tấn gạo theo hợp đồng liên Chính phủ.

Các nước thành viên ASEAN vừa nhất trí thành lập Liên hiệp các nhà xay xát thóc gạo ASEAN nhằm kiềm chế sự cạnh tranh về giá cả trên thị trường và hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do.
Tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà xay xát ASEAN vừa diễn ra ở Bangkok (Thái Lan), đại diện các nước thành viên (trừ Singapore và Bruney là hai nước không tự sản xuất thóc gạo) muốn nâng cấp chất lượng của quy trình xay xát thóc gạo, thúc đẩy công tác quản lý và kiến lập một mạng lưới sản xuất theo hướng hội nhập trong khu vực Đông Nam Á.
ASEAN hiện là nhà xuất khẩu thóc gạo nhiều nhất thế giới, với Thái Lan và Việt Nam cung cấp tới 50% tổng lượng gạo buôn bán (ước vào khoảng 30 triệu tấn) hàng năm trên toàn cầu. Theo tin tại Bangkok, lượng gạo dự trữ của các nước trong khu vực hiện vượt 9 triệu tấn.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai và một số quan chức ASEAN nói rằng Hiệp hội ASEAN cần tập trung vào ba lĩnh vực hợp tác nhằm củng cố vị thế mặc cả trên thị trường: Đó là hợp tác giữa mạng lưới các nhà xay xát, hệ thống thương mại khu vực và dỡ bỏ những hàng rào buôn bán, qua đó giúp ASEAN có quy chuẩn thương mại tốt hơn và có được một hệ thống loại trừ được vấn đề bán tháo thóc gạo.
Điều này, nếu thực hiện thành công, sẽ góp phần giảm biến động về giá cả và đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân khu vực. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xay xát Thái Lan Charnchai Rakthananon cho rằng ASEAN cần hợp tác trong việc định ra giá bán bằng việc dựa vào chi phí sản xuất. Theo ông Charnchai, trong tương lai “Thái Lan có thể chú trọng xuất khẩu nhiều sản phẩm (lương thực) chất lượng cao”, còn các nước khác bán những loại thóc gạo có chất lượng thấp hơn.
Sản lượng thóc của Thái Lan, nước đang xuất khẩu khoảng 9-10 triệu tấn gạo/năm, đạt trung bình 30 triệu tấn. Tuy nhiên, quốc gia này có công suất xay xát lên tới 100 triệu tấn thóc mỗi năm.
Dù mức thuế đối với 23 nông sản - trong đó có thóc gạo, ngô, đậu tương, đường, tỏi - đã được hạ xuống 0% theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay, nhưng thóc gạo vẫn là mặt hàng được buôn lậu khá nhiều qua biên giới, nhất là từ Myanma và Campuchia sang Thái Lan. Hội Nông dân Thái hoan nghênh sáng kiến hợp tác khu vực nhưng thúc giục chính phủ đề ra các biện pháp hữu hiệu để giữ cho giá cả trong nước không bị ảnh hưởng bởi hoạt động nhập khẩu thóc gạo qua biên giới.

Ngô

Lúc đóng cửa phiên đầu tuần, giá ngô tăng trở lại sau khi giảm vào lúc mở cửa. Tính chung trong tuần qua, giá ngô đã tăng 1,3%.

Kết thúc ngày 16/8, hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 9 ở mức giá 4,13 USD/bushel, tăng 1,25 US cent.

Giá một số hàng hoá

Sản phẩm

Giá 16/8

So với 17/8

So với 17/8 (%)

Cuối 2009

So với 16/8/2009 (%)

 Lúa mì Paris (Euro/tấn)

 216,25

 3,25

+1,53

 131,25

64,76

 Lúa mì London (GBP/tấn)

156,00

 3,35

+2,19

 106,50

46,48

Ngô Paris (Euro/tấn)

 187,00

 0,50

+0,27

 135,00

38,52

 Hạt cải Paris (Euro/tấn)

377,00

 3,25

+0,87

 287,50

31,13

 Lúa mì CBOT (US cent/bushel)

699,50

10,75

+1,51

 541,50

33,66

 Ngô CBOT (US cent/bushel)

 413

 3,00

+0,74

 414,50

-1,27

 Gạo CBOT (USD/100 lb)

11,12

 0,13

+1,19

14,57

 -25,05

 Euro/dlr

1,278

 0,00

-0,20

 1,43

 -10,61

(Vinanet)