Thị trường nông sản thế giới tháng 7 đã tăng giá ngoạn mục, dẫn đầu là lúa mì. Hạn hán ở Nga đẩy giá lúa mì lên mức cao kỷ lục trong vòng 51 năm nay, tác động đồng loạt tới các thị trường ngũ cốc khác. Không chịu tác động từ hạn hán ở Nga nhưng các loại nông sản khác như cao su, đường và bông cũng tăng giá mạnh bởi nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng.

Ngũ cốc: giá lúa mì tăng mạnh nhất kể từ 1959 do hạn hán

Thị trường nông sản đang nóng trở lại. Theo kết quả nghiên cứu của hãng sản xuất phân bón Potash Corp. of Saskatchewan, thị trường đang quay trở lại chú trọng vào thị trường nông sản, và giá những nông sản như ngô dự báo sẽ tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong lịch sử.

Giá lúa mì tháng 7 tăng giá mạnh nhất kể từ 1959, do lo ngại về triển vọng sản lượng. Nhiều khu vực trồng lúa mì lớn có khả năng không đạt sản lượng như mong đợi. Vụ mùa ở Nga và nhiều khu vực Châu Âu có thể bị giảm sút mạnh do hạn hán. Nhu cầu lúa mì đã tăng mạnh trong tháng qua.

Kết thúc tháng, hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại Chicago đạt 6,24 USD/bushel, tăng 1,3% so với ngày hôm trước và là ngày thứ 3 liên tục tăng. Trong cùng ngày, có lúc lúa mì đã lập kỷ lục cao của 13 tháng là 6,61 USD/bushel.

Theo nguồn tin Telvent DTN Inc., thời tiết “cực kỳ khô và nóng” sẽ ảnh hưởng tới các khu vực trồng lúa mì ở Nga và Kazakhstan trong những ngày tới.

Xuất khẩu lúa mì của Nga có thể giảm gần một nửa trong niên vụ này bởi hạn hán gây thiếu cungngay trên thị trường nội địa. Đó là thông báo của Viện Nghiên cứu Thị trường Nông sản (IKAR).

Tại Chicago, nơi có sở giao dịch nông sản lớn nhất thế giới, giá lúa mì hợp đồng giao dịch nhiều nhất đã tăng 42% trong tháng 7, là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/1959. So với mức thấp của tháng 6, giá đã tăng 55%, cao hơn mức tăng 38% của năm 1964.

Lúa mì xay kỳ hạn tháng 11 tại sở giao dịch NYSE Liffe ở Paris ngày 30/7/2010 giao dịch ở mức giá 195,25 euros (250,60) USD/tấn, tăng 1,1% so với ngày hôm trước. Hợp đồng này đã có lúc lên tới 93,75 euros, mức cao chưa từng có kể từ tháng 3/2009.

viên cấp cao về thị trường ngũ cốc của IKAR, xuất khẩu lúa mì từ Nga có thể giảm xuống 9,5 triệu tấn so với 18 triệu tấn của năm ngoái.

Toby Hassall, nhà phân tích thuộc hãng CWA Global Markets Pty cũng cho biết “chắc chắn nguồn cung sẽ đẩy giá ngũ cốc tăng lên”, mà lúa mì sẽ dẫn đầu về xu hướng tăng, kéo giá ngô và đậu tương tăng theo.

Giá ngô kỳ hạn tháng 12 kết thúc tháng tăng 0,9% so với ngày hôm trước, đạt 3,9425 USD/bushel, trong khi đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 0,6% đạt 9,8425 USD/bushel.

Sản lượng lúa mì Nga, nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới trong niên vụ 2009/10, có thể giảm 24% trong năm nay, xuống chỉ 47 triệu tấn, do hạn hán và năng suất thấp. Con số này sẽ thấp hơn nhiều so với mức 51 triệu tấn kỳ vọng ban đầu.

Năm 2009, Nga đã thu hoạch 62 triệu tấn lúa mì.

Còn với Ucraina, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới dưới thời Liên xô cũ, Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Prysyazhnyuk cho biết xuất khẩu lúa mì tháng này cũng được đánh giá là rất thấp.

Xuất khẩu ngũ cốc Ucraine, trong đó có lúa mì, có thể giảm xuống 18,5 triệu tấn hoặc thấp hơn nữa trong niên vụ này, so với 21,2 triệu tấn dự báo hồi đầu năm nay, theo Liên đoàn nông nghiệp Ucraine (Ukrainian Agrarian Confederation).

Trong khi đó theo báo Financial Times, Ấn Độ có 10 triệu tấn lúa mì và gạo đang có nguy cơ hỏng do thiếu công suất và phương tiện dự trữ.

Nước Nam Á này là nước sản xuất và tiêu thụ gạo và lúa mì lớn thứ 2 thế giới theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ấn Độ sẽ bán 300.000 tấn lúa mì và gạo sang Bangladesh và Nepal, Bộ trưởng Nông nghiệp Sharad Pawar vừa cho biết.

Gia súc: Giá tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm

Giá gia súc (trâu bò) đã tăng mạnh trong tháng 7, tăng mạnh nhất kể từ một năm nay, bởi dấu hiệu số lượng gia súc ở Mỹ giảm và nguồn cung thịt bò khan hiếm. Giá lợn cũng tăng.

Số lượng gia súc ở Mỹ tính tới 1/7 ở mức thấp nhất ít nhất kể từ 1973 bởi thua lỗ trong 2 năm qua khiến nông dân giảm số lượng gia súc nuôi thả.

Giá bò kỳ hạn tháng 10 vào phiên kết thúc tháng ở mức 94,6 US cent/lb tại Sở giao dịch hàng hoá Chicago, tăng 1,125 US cent, hay 1,2% so với phiên giao dịch trước đó, và tăng 5,1% trong tháng 7. Giá bò kỳ hạn tháng 8 kết thúc tháng ở mức 1,13725 USD/lb, còn kỳ hạn tháng 9 ở mức 1,142 USD/lb.

Giá lợn sống và thịt lợn cũng tăng, với lợn kỳ hạn tháng 10 giá tăng 0,95 US cent hay 1,2% vào phiên cuối tháng so với phiên trước đó, đạt 79,025 US cent/lb. Giá lợn đã tăng 50% trong vòng một năm qua bởi nông dân Mỹ cắt giảm số lượng lợn nuôi thả trong khi nhu cầu loại thịt này phục hồi sau khi suy giảm bởi dịch bệnh.

Thịt lợn dọi - loại dùng làm thịt xông khói - kết thúc tháng ở mức 1,3333 USD/lb, mức cao nhất kể từ ít nhất là tháng 1/ 1998. Dự trữ thịt lợn dọi đã giảm giá 73% so với một năm trước đó, và giá mặt hàng này đã tăng 70% trong vòng 12 tháng.

Dầu cọ: giá tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7 đã tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng bởi dự báo nguồn cung từ các nước sản xuất lớn nhất thế giới có thể giảm do La Nina, và do giá dầu đậu tương tăng.

Trong tháng 7, giá dầu cọ đãc tăng 6,1%, mạnh nhất kể từ tháng 2. Kết thúc tháng, hợp đồng kỳ hạn tháng 10 giá tăng 0,1% đạt 2.517 Ringgit (791 USD)/tấn tại Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn Malaysia.

Tính từ ngày 7/7, thời điểm giá thấp nhất trong 7 tháng, tới ngày 30/7, giá dầu cọ đã tăng 11%.

Dự báo nhu cầu từ các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Indonexia sẽ tăng trong mùa lễ hội sắp tới cũng góp phần đẩy giá tăng mạnh.

Trong khi đó hiện tượng thời tiết La Nina - thường gây mưa nhiều hơn bình thường ở Châu Á – có thể làm gián đoạn sản xuất dầu cọ ở Indonexia và Malaysia, 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới, và cũng gây khô hạn ở Bắc Mỹ, ảnh hưởng tới sản lượng dầu đậu tương. Dầu cọ và dầu đậu tương có thể dùng thay thế nhau, và 2 loại này chiếm tới 60% tổng sản lượng và tiêu thụ dầu thực vật toàn cầu.

Dự trữ dầu cọ ở Malaysia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhấta của 10 tháng là 1,45 triệu tấn trong tháng 6, trong khi xuất khẩu tăng 5,5% đạt 1,44 triệu tấn. Xuất khẩu giảm 4,1% trong 25 ngày đầu tháng 7 xuống 1.074.329 tấn.

Dầu đậu tương đã tăng 7,2% trong tháng qua, mức tăng mạnh nhất cũng trong vòng 5 tháng. Mức chênh lệch giữa giá dầu đậu tương và dầu cọ đã giảm xuống còn 87,6 USD/tấn vào cuối tháng, so với 91,8 USD chỉ vài ngày trước đó.

Đường: giá tăng bởi nhu cầu mạnh từ Châu Á

Giá đường trên thị trường thế giới đã tăng 22% trong tháng 7 bởi nhu cầu mạnh từ Châu Á trong khi việc giao hàng từ Brazil, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, bị chậm trễ bởi mưa.

Kết thúc tháng, giá đường kỳ hạn tháng 10 tại New York ở mức 19,57 US cents/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 3 tháng rưỡi là 19,67 US cent vào phiên trước đó. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 7, giá đường đã tăng 7,2%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 7 tuần.

Tại London, đường kết thúc tháng ở mức 585,70 USD/tấn. Mộto ngày trước đó giá đã lập kỷ lục cao kể từ ngày 9/3 là 586,30 USD/tấn.

Bông: Giá tăng do dự trữ giảm

Giá bông liên tục tăng trong tháng 7, kết thúc tháng ở mức cao nhất của 4 tuần do dự trữ ở Mỹ - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2004, dấu hiệu cho thấy các hãng dệt may đang tích cực mua bông chứ không chờ vụ tới.

Dự trữ bông tại sở giao dịch New York đã giảm 96% kể từ ngày 2/6 tới cuối tháng 7, xuống 47.571 kiện, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2004. Chính phủ Mỹ dự báo sản lượng bông năm nay sẽ tăng 50%, song vụ thu hoạch mới phải tới tháng 10 mới bắt đầu.

Kết thúc tháng, bông kỳ hạn tháng 12 giá 78,76 US Cent/lb.

Sản lượng bông thế giới dự báo sẽ tăng 13% đạt 116 triệu kiện trong niên vụ này (1 kiện = 218 kg). Nhui cầu bông thế giới có thể sẽ tăng 6% lên 116,55 triệu kiện.

Cao su : Giá tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3

Giá cao su kỳ hạn đã tăng 1,3% trong tháng 7, là tháng đầu tiên tăng kể từ tháng 3.

Cao su kỳ hạn tháng 1/2010 kết thúc tháng 7 ở mức giá 272,7 Yên/kg (3.158 USD/tấn). Cao su kỳ hạn tháng 1 tại Thượng hải kết thúc tháng ở mức giá 23.965 NDT (3.538 USD)/tấn.

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật tăng lên mức cao kỷ lục của 7 tháng trong tháng 6, là 5,3%.

Dự trữ cao su thấp ở Trung Quốc và Nhật Bản tạo sự lạc quan trong số các khách hàng, khích lệ họ mua làm đầy kho dự trữ.

Dự trữ cao su thiên nhiên ở Trung Quốc đã giảm 2.046 tấn xuống 19.328 tấn, dựa trên điều tra ở 10 kho tại Thượng hải, Sơn đông, Vân Nam, Hải Nam và Thiên tân.

(Vinanet)