Ngũ cốc

Lúa mì tăng giá trở lại bởi các nhà đầu tư tích cực mua vào trước khi có báo cáo của

Mỹ. Thị trường đang hướng sự chú ý tới xuất khẩu của Mỹ, trong bối cảnh vụ mùa của khu vực Biển đen bị thiệt hại nặng nề. Giá ngô và đậu tương không thay đổi.

Lúa mì

Trên bảng giao dịch điện tử tại Sở giao dịch hàng hoá Chicago sáng 11/8/2010 theo giờ Việt Nam, giá lúa mì kỳ hạn tăng trở lại sau 3 phiên giao dịch liên tiếp giảm, bởi các thương gia tích cực mua vào trước khi có báo cáo của Chính phủ Mỹ dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ giảm sau khi vụ mùa của Biển Đen bị thiệt hại nghiêm trọng.

Giá lúa mì cũng được hậu thuẫn bởi hợp đồng bán lúa mì Mỹ cho Ai cập và Trung Quốc, một dấu hiệu cho thấy khách hàng đang quay trở lại với nguồn cung Mỹ.

Hạn hán ở Đông Âu – đã đẩy giá lúa mì kỳ hạn của Mỹ tăng từ cuối tháng 6 – chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ngày 10/8 một quan chức cấp cao trong lĩnh vực khí tượng của Nga cho biết hầu hết các khu vực của Nga nằm trên lãnh thổ Châu Âu chắc chắn sẽ tiếp tục khô nóng trong 10 ngày tới.

Garry Booth, một thương gia thuộc công ty MF Global Australia cho biết “Thị trường ngũ cốc vẫn rất căng thẳng và sẽ còn tiếp tục chừng nào thời tiết ở Nga còn tình trạng khô nóng”.

Các nhà xuất khẩu tư nhân Mỹ thông báo đã bán 120.000 tấn lúa mì, chủ yếu cho Trung Quốc và Ai Cập.

Trên thị trường Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tăng 66% kể từ mức thấp của cuối tháng 6 là 4,25-½ USD/bushel, mặc dù đã giảm so với mức kỷ lục cao của 2 năm đạt được vào ngày 6/8. Sáng nay, giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 tại CBOT tăng 1,9% đạt 7,07-¾ USD/bushel sau khi giảm 2,5% vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 10/8.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cảnh báo sản lượng lúa mì thế giới giảm có thể gây lạm phát ở nước sản xuất và tiêu thụ ngũ cốc hàng đầu thế giới anỳ.

Các nhà phân tích dự báo trong báo cáo sắp công bố, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ dự báo sản lượng lúa mì thế giới giảm xuống 650,02 triệu tấn, so với mức 661,07 triệu tấn dự báo hồi tháng 7.

 Dự trữ lúa mì thế giới sẽ giảm 3,1% xuống 187,05 triệu tấn trước khi bắt đầu vào vụ thu hoạch mới ở Bán cầu bắc vào năm tới.

Ngô

Sau khi giảm vào lúc đóng cửa ngày 10/8, giá ngô đã nhanh chóng tăng trở lại vào sáng 11/8. Ngô vừa qua đợt tăng giá dài nhất kể từ năm 2007, do thời tiết khô nóng ở nhiều nước sản xuất ngô lớn.

Tuy nhiên, dự báo thời tiết ở Mỹ sẽ sớm được cải thiện. Khoảng 71% diện tích trồng ngô Mỹ đang trong điều kiện tốt.

Sáng 11/8, giá ngô kỳ hạn tháng 9 tại CBOT tăng 0,4% đạt 3,95-¼ USD/bushel. Chiều 10/8, ngô kỳ hạn tháng 12 đã giảm 9 US cent, tương đương 2,2%, kết thúc ở 4,09 USD/bushel, mức giảm mạnh nhất kể từ 19/7. Ngày 4/8, hợp đồng này đã lập kỷ lục cao của 13 tháng là 4,39 USD/bushel sau khi Nga thông báo tạm dừng xuất khẩu ngũ cốc.

Đậu tương

Giống như ngô, giá đậu tương cũng tăng trở lại vào sáng 11/8 sau khi giảm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch trước đó, với hợp đồng kỳ hạn tháng 8 giá tăng 0,7% đạt 10,43-¼ USD/bushel. Lúc đóng cửa ngày 10/8, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 13 US cent, tương đương 1,3%, xuống 10,22 USS/bushel. Giá đã tăng liên tiếp trong 9 phiên giao dịch trước đó, đợt tăng dài nhất kể từ tháng 11/2007. Ngày 5/8, giá hạt có dầu đạt 10,49 USD, mức cao nhấta kể từ ngày 7/1.

Thị trường đang tập trung vào vụ đậu tương lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.

Nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc trong tháng 7 giảm lần đầu tiên trong vòng 5 tháng bởi tồn kho tại các cảng đang rất cao và lợi nhuận của người ép dầu giảm.

Nhập khẩu trong tháng 7 đạt 4,59 triệu tấn, so với mức kỷ lục 6,2 triệu tấn của tháng 6. Tổng nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 16% đạt 30,75 triệu tấn.

Tuy vậy trong tuần qua, các nhà ép dầu của Trung Quốc đã mua ít nhất 1,2 triệu tấn đậu tương Mỹ, mức cao nhất của tuần trong vòng 1 năm nay.

Dự báo nhập khẩu trong tháng 8 sẽ đạt 4 đến 5 triệu tấn đậu tương.

Trung Quốc cũng đã nhập khẩu 620.000 tấn dầu thực vật trong tháng 7, tăng 7% so với mức 580.000 tấn của tháng trước đó. Tổng nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm giảm 12% xuống 3,85 triệu tấn.

Đậu tương được dùng ép dầu và cũng được dùng để chế biến thành khô đậu tương – thành phần trong thức ăn chăn nuôi. Nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu đậu tương toàn cầu và dự kiến đạt 48 triệu tấn trong năm nay.

Dầu cọ

Giá dầu cọ kỳ hạn trên thị trường Malaysia ít biến động vào phiên giao dịch sáng 11/8 sau mấy ngày tăng giá, bởi nếu giá tăng quá nhiều thì Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước tiêu thụ dầu thực vật lớn nhất thế giới, sẽ chuyển sang mua dầu đậu tương.

Trưa nay, dầu cọ kỳ hạn tháng 10 giá tăng 2 Ringgit lên 2.672 ringgit (848 USD)/tấn.

Công ty DBS Vickers Securities (Singapore) Pte. dự báo giá dầu cọ sẽ giảm mạnh trong quý 4 năm nay bởi sản lượng gia tăng từ những cây cọ mới cho thu hoạch ở Indonexia – nước trồng cọ lớn nhất thế giới.

Ben Santoso, nhà phân tích của công ty DBS Vickers dự báo giá dầu cọ tại Malaysia trung bình trong 6 tháng cuối năm sẽ là 2.363 ringgit (747 USD)/tấn, giảm 6% so với mức 2.509 ringgit 6 tháng đầu năm nay.

Ngày 10/8, dầu cọ đã giảm giá mạnh nhất trong vòng hơn 3 tháng sau khi báo cáo cho thấy xuất khẩu từ Malaysia giảm trong tháng này. Mặt hàng này đã tăng giá 18% từ mức thấp nhất của 8 tháng của ngày 7/7, bởi lạc quan rằng tiêu thụ tại các nước Châu Á sẽ tăng trong mùa lễ hội, trong khi lo ngại rằng thời tiết có thể làm gián đoạn sản xuất ở Indonexia và Malaysia.

Sản lượng của Indonexia có thể tăng 4% lên 22 triệu tấn trong năm nay, được thúc đẩy bởi 660.00 hécta bắt đầu cho khai thác. Tại Malaysia, khoảng 140.000 hécta cũng bắt đầu cho khai thác, và sản lượng năm nay có thể tăng lên 17,8 triệu tấn, so với 17,6 triệu tấn năm 2009.

Đường

Giá đường kỳ hạn đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tuần vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 10/8 do lo ngại sản lượng củ cải đường của Nga sẽ giảm mạnh do hạn hán kéo dài.

Liên minh Sản xuất Đường Nga dự báo sản lượng củ cải đường có thể giảm 20% trong năm nay. Nước này có thể phải nhập khẩu 1,8 triệu tấn đường trong năm 2011, bằng mức nhập khẩu của năm nay.

Giá đường kỳ hạn tại New York đã giảm 6,1% trong 3 phiên giao dịch trước, chủ yếu bởi dự báo sản lượng tăng ở Brazil và Ấn Độ.

Đường thô kỳ hạn tháng 10 giá tăng 0,83 US cent hay 4,7% đạt 18,56 US cent/lb. Giá đã giảm 31% từ đầu năm tới nay. Đường tinh luyện kỳ hạn tháng 10 giá tăng 10,60 USD hay 2% đạt 534,70 USD/tấn tại Sở giao dịch London.

Cao su

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường thế giới đã giảm trở lại do giá dầu giảm và đồng Yên tăng giá.

Tại Tokyo, cao su kỳ hạn tháng 1 giá giảm 1,2% xuống 278,6 yen/kg (3.263 USD/tấn) vào phiên giao dịch sáng nay, trước khi hồi phục lên 281,8 Yên vào lúc 11h 45 trưa nay.

Đồng Yên đã tăng giá so với cả 16 tiền tệ của các đối tác chính.

Giá cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 1 giá tăng 0,4% lên 24.970 NDT (3.687 USD)/tấn.

Dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 ngày vào lúc đóng cửa giao dịch ngày 10/8 bởi Bộ Lao động Mỹ thông báo kinh tế nước này mất động lực tăng trưởng trong nửa cuối năm.

Bán ô tô ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới, có thể tăng lên 16 triệu chiếc trong năm nay.

January-delivery rubber in Shanghai gained 0.4 percent to 24,970 yuan ($3,687) a ton.

Bông

Giá bông kỳ hạn tháng 12 tăng 0,74 US cent hay 0,9% lên 81,13 US cent/lb trên bảng giao dịch điện tử New York vào sáng nay, 11/8.

Trong tuần qua, giá polyester tăng tại Trung Quốc nhưng mức tăng rất thấp. Giá trung bình cho loại xơ ngắn polyester 1,4D tăng 50NDT/tấn, tương đương 0,5% lên mức 9.630NDT/tấn.

Mặc dù nhu cầu dệt may nói chung giảm nhưng doanh số bán xơ ngắn polyester vẫn giữ nguyên trong thời gian vừa qua do nhu cầu sợi xơ ngắn tăng. Tuy nhiên lý do quan trọng nhất là giá nguyên liệu thô tăng do lượng cung trên thị trường ít.

Giá sợi dài polyester tương đối ổn định, tăng mạnh nhất là loại FDY 68D/24F (3,8%). Sợi dài có giá từ 11,300NDT/tấn  đến 16,500 NDT/tấn tùy loại  

Giá polyester tại Trung Quốc có xu hướng giảm từ cuối tháng 2 năm nay và chạm đáy vào tháng 6. Dự đoán thời gian tới khi sản lượng dệt may tăng, giá polyester sẽ tăng mạnh hơn.

Công ty Olam International Ltd. dự báo giá bông – đã tăng 27% trong 12 tháng qua – có thể sẽ giao dịch quanh mức kỷ lục cao lịch sử như hiện nay ít nhất cho tới vụ thu hoạch Mỹ, vào cuối năm.

Về những thông tin liên quan, theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, sản lượng sợi xơ dún của nước này trong 6 tháng năm 2010 tăng thêm 17% theo năm, đạt 12,7 triệu tấn.

Trong đó, sản lượng sợi tăng 15,8%, đạt 9,71 triệu tấn, sản lượng sợi bông pha tăng 13,7%, đạt 1,24 triệu tấn, và sản lượng xơ sợi hoá học tăng 26,5%, đạt 1,73 triệu tấn. Sản lượng vải trong 6 tháng đầu năm 2010 cũng tăng khoảng 16,4%, đạt 29,7 triệu mét, trong đó sản lượng vải bông tăng 19,6%, đạt 17,57 triệu mét.  Sản lượng hàng may mặc trong 6 tháng cũng tăng 17,7%, đạt 12,62 tỷ đơn vị, trong đó các sản phẩm dệt kim đạt 7,14 tỷ đơn vị, sản phẩm dệt thoi đạt 5,4 tỷ đơn vị.

Nhập khẩu mặt hàng may mặc của Nhật Bản 6 tháng đầu năm nay tiếp tục suy yếu, mặc cho các số liệu nhập khẩu của riêng tháng 6 xuất hiện dấu hiệu hồi phục nhẹ.Tính trong tháng 6, nhập khẩu hàng may mặc Nhật Bản tăng nhẹ nếu tính theo đồng USD, ghi nhận mức tăng khoảng 3,25% so với cùng kỳ năm ngoái.  Ngược lại, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu giảm khoảng gần 2,4% nếu tính trị giá theo đồng USD. Nếu tính trị giá theo đồng Yen, nhập khẩu thậm chí giảm 5,58%. Tính trung bình, đồng USD đã giảm 4,23% so với đồng Yên nhật trong thời gian kể trên.

Theo nhận định của các chuyên gia, người tiêu dùng Nhật vẫn rất thận trọng do dư âm từ khủng hoảng tài chính năm 2009. Các loại mặt hàng giá thành cao không còn thu hút được người tiêu dùng Nhật. Bằng chứng là các mặt hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Ý đã suy giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay, giảm gần 18% trong nửa đầu năm nay.

Cùng với xu hướng “tránh xa” các mặt hàng cao cấp, người tiêu dùng Nhật quay lại với các sản phẩm giá “mềm”. Do đó dễ nhận thấy nhập khẩu từ Băngladesh, Campuchia và Việt Nam tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2010.

(Vinane)