Thông tin nổi bật trên thị trường nông sản tuần qua là việc Chính phủ Nga đã quyết định cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch, mạch đen, ngô và bột mì, bắt đầu từ 15/8/2010, kéo dài tới 31/12/2010. Tin này đã tác động tới toàn bộ thị trường ngũ cốc, đẩy giá tăng mạnh.

Ngày 5/8, tại cuộc họp của Chính phủ, ông Putin nói rằng Nga “có đủ” ngũ cốc dự trữ, “song chúng tôi phải đề phồng trường hợp giá trên thị trường nội địa tăng mạnh, và phải duy trì đàn gia súc gia cầm, đồng thời duy trì dự trữ”. Ông cũng đã đề nghị Kazakhstan và Belarus xem xét cùng tham gia việc cấm xuất khẩu ngũ cốc. Các hợp đồng xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ bị huỷ bỏ. Chính phủ đã cấm các thương gia, bao gồm cả công ty International Grain Co., chi nhánh ở Nga của công ty Glencore International AG. Bởi lệnh cấm này, các thương gia Nga sẽ thông báo huỷ các hợp đồng đã ký với lý do bất khả kháng. Các công ty Nga có thể sẽ huỷ việc giao khoảng 600.000 tấn lúa mì cho Ai Cập. Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến nước này sẽ mua 9,3 triệu tấn lúa mì trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 năm tới.

Theo USDA, Nga sẽ xuất khẩu 15 triệu tấn lúa mì trong khoảng thời gian đó, chỉ sau Mỹ, EU và Canada, và bằng khối lượng xuất khẩu của Australia.

Lúa mì

Lúa mì đã có tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ nay do lo ngại các nước khác có thể sẽ làm theo Nga cấm xuất khẩu lúa mì. Người ta lo sợ rằng giá lúa mì có thể vọt lên 10 USD/bushel, mức chưa từng có kể từ sau cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008.

Thời tiết khô hạn và cháy rừng ở Nga, cộng thêm khô hạn ở Kazakhstan, Ukraine và Liên minh Châu Âu trong khi lũ lụt ở Canada đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới vụ lúa mì này. Một số nông dân Nga không muốn trồng lúa mì vụ đong nữa bởi đất quá khô.

Kết thúc tuần, lúa mì kỳ hạn tháng 12 giá tăng 1,2% so với 1 ngày trước đó lên 8,25 USD/bushel tại Chicago. Tại Paris, lúa mì cũng tăng 25% giá trị trong tuần qua, mức tăng mạnh nhất ít nhấ từ năm 1959. Lúa mì trở thành mặt hàng có giá tăng mạnh nhất trong năm nay trong chỉ số UBS Bloomberg CMCI Index, hơn cả cà phê và nickel.

Lúa mì kỳ hạn tháng 11 kết thúc tuần tại Paris tăng 1 Euro hay 0,5% so với ngày trước đó, lên 224,50 euros (295,91 USD)/tấn. Các nhà đầu tư đã mua kỷ lục 74.729 hợp đồng chỉ trong một phiên giao dịch.

Liên tiếp các dự báo về giá lúa mì được đưa ra. Peter McGuire, giám đốc điều hành công ty CWA Global Markets Pty, ngày 3/8 đã điều chỉnh tăng mức dự báo về giá lúa mì lên 10 USD/bushel hoặc thậm chí hơn thế nữa. Trong khi đó Bob Young, nhà kinh tế trưởng của Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ dự báo giá lúa mì có thể sẽ tăng thêm 12% từ mức đỉnh cao của 23 tháng đạt được vào cuối tuần qua, lên khoảng 9 USD/tấn chỉ trong một thời gian ngắn nữa.

Tháng 3/2008, giá lúa mì đã từng đạt 10 USD/bushel. Trước đó tháng 2/2008, lúa mì đã lập kỷ lục cao 13,495 USD/bushel.

Tuy nhiên vào sáng 9/8, giá lúa mì đã giảm trở lại bởi hoạt động bán ra mạnh mẽ sau khi giá lập kỷ lục cao. Từ mức đỉnh cao của 23 tháng là 8,68 USD của ngày 6/8, giá lúa mì đã giảm 7,4% vào sáng nay, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2009.

Về những thông tin liên quan, Kazakhstan, nước nằm trong liên minh thuế quan của Nga, đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn lúa mì trong năm kết thúc vào 30/6. Dự trữ lúa mì toàn cầu có thể giảm 2,5% xyống 192 triệu tấn vào thágn 6 tới nếu thời tiết khô hạn vẫn kéo dài.

Đậu tương

Giá đậu tương Mỹ tuần qua tăng bởi nhu cầu tăng từ Trung Quốc và dự trữ tại Mỹ có thể giảm. Giá đậu tương kỳ hạn trên thị trường Chicago tuần qua đã tăng lên 10,335 USD/bushel. Mỹ đã bán 336.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc kỳ hạn giao tháng 9.

Thị trường hạt có dầu Ấn Độ tuần qua được thúc đẩy bởi xuất khẩu khô đậu tương tăng trong tháng 7 sau nhiều tháng trì trệ. Ấn Độ sẽ sản xuất

Ngô

Giá ngô trên thị trường Mỹ tuần qua tăng lên theo xu hướng giá lúa mì. Kết thúc tuần, ngô kỳ hạn tháng 12 ở mức giá 4,12 USD/bushel.

Về thông tin liên quan, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn ngô mà chủ yếu là ngô được biến đổi gen của Mỹ. Điều này gây sự chú ý lớn của dư luận và người tiêu dùng trong nước.

Người phụ trách Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc cho biết, hiện ngô nhập khẩu chỉ được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi, vì thế không gây tổn hại đến sản xuất nông nghiệp và vấn đề an toàn thực phẩm.

Ngày 21/7, Tổng công ty XNK Thực phẩm, dầu và ngũ cốc Trung Quốc (COFCO) đã nhập 61.000 tấn ngô. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc nhập ngô với số lượng lớn kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào tháng 6, Trung Quốc đã nhập 64.500 tấn ngô, gấp 12 lần so với tháng 5.

Căn cứ vào quy định của Nghị định thư khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch nhập khẩu 7,2 triệu tấn/năm. Song đến nay, về cơ bản, thị trường ngô của nước này đã hoàn toàn tự cung tự cấp, ít nhập khẩu. Chỉ mới đây, do giá ngô trong nước tăng lên, trong khi giá ngô trên thị trường thế giới lại thấp, vì thế Trung Quốc mới tăng nhập khẩu.

Đặc biệt lần này, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu ngô biến đổi gen của Mỹ, nên có người lo ngại sẽ làm tổn hại đến việc sản xuất nông nghiệp và vấn đề an toàn thực phẩm trong nước.

Tuy nhiên, theo quy định nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu nông sản biến đổi gen, ngô nhập không những phải thông qua sự kiểm tra và kiểm dịch gắt gao của bộ phận kiểm dịch nông nghiệp, mà còn được lưu trữ, vận chuyển và chế biến, xử lý chất độc hại rồi mới lưu thông ra thị trường.

Trước câu hỏi liệu việc nhập khẩu lớn sản lượng ngô có tác động đến thị trường trong nước hay không, người phụ trách này cho biết, Trung Quốc là nước lớn về sản xuất và tiêu dùng ngô trên thế giới, nên dù mức hạn ngạch 7,2 triệu tấn ngô đều là nhập khẩu, thì cũng chỉ chiếm đến không tới 5% tỷ trọng thị trường. Do đó, sự việc chỉ gây ra ảnh hưởng nhỏ đến thị trường Trung Quốc.

Đường

Giá đường thô kỳ hạn tuần qua giảm, là tuần giảm đầu tiên kể từ cuối tháng 5, do lo ngại Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể đẩy tăng xuất khẩu vì mưa hậu thuẫn cho sự phát triển của cây mía.

Mức giảm giá đường trong tuần qua mạnh nhất kể từ cuối tháng 5.

Kết thúc tuần, đường thô kỳ hạn tháng 10 giá giảm 0,05 US cent hay 0,3% so với phiên giao dịch trước đó, xuống 18,24 US cent tại New York. Hợp đồng này đã giảm 6,8% giá trị trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào 28/5.

Hiệp hội Đường Ấn Đọo dự báo sản lượng sẽ tăng khoảng 1/3 vào năm tới, lên 25 triệu tấn, so với 18,7 triệu tấn của niên vụ kết thúc vào ngày 30/9/2010.

Trên thị trường London, giá đường tinh luyện kỳ hạn tháng 10 giá giảm 5,40 USD hay 1% xuống 539,80 USD/tấn, cũng là tuần giảm giá đầu tiên kể từ tháng 6.

Bông

Giá bông kỳ hạn trên thị trường thế giới tuần qua tăng, là tuần tăng thứ 3 liên tiếp, bởi nhu cầu xuất khẩu tăng và dự trữ ở Mỹ - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - giảm.

Kết thúc tuần, bông kỳ hạn tháng 12 giá tăng 0,17 US cent hay 0,2% so với phiên giao dịch trước, lên 80,23 US cent. Tuần qua, giá bông tăng 1,9%, mức cao nhất kể từ 27/5.

Uỷ ban Tư vấn Bông Quốc tế (ICAC) dự báo sản lượng bông thế giới niên vụ 2010/

11 sẽ đạt 25,2 triệu tấn, tăng 15% so với niên vụ 2009/10. Giá bông tăng trong niên vụ

2009/10 đã khích lệ nông dân mở rộng đáng kể diện tích trồng loại cây công nghiệp

này.

Năng suất trung bình dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 766 kg/hécta. Sản lượng sẽ tăng ở Mỹ

- tăng trên 50% đạt 4,1 triệu tấn, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Brazil, Uzbekistan,

Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, khu vực đồng Franc Châu Phi và nhiều quốc gia khác.

Tiêu thụ bông ở các nhà máy trên toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2010/

11, tăng 2% lên 24,9 triệu tấn, được thúc đẩy bởi kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Trung

Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm khoảng 80% mức tăng sử dụng bông toàn cầu trong niên vụ

tới. Nhập khẩu bông thế giới cũng sẽ hồi phục thêm 4% trong năm 2010/11 đạt 8 triệu

tấn, chủ yếu nhờ gia tăng nhập khẩu vào Trung Quốc (tăng 22% đạt 2,9 triệu tấn).

Xuất khẩu từ Mỹ dự kiến tăng 19% đạt 3,2 triệu tấn trong năm 2010/11, còn của

Ấn Độ sẽ giảm xuống 1,2 triệu tấn do lượng dư cung dành cho xuất khẩu giảm sút.

Sản lượng bông toàn cầu dự kiến sẽ vượt tiêu thụ tại các nhà máy trong niên vụ 2010/11, và dự trữ cuối vụ sẽ tăng 3% lên 9,8 triệu tấn. Tỷ lệ dự trữ - sử dụng trên toàn cầu

dự kiến sẽ ổn định ở 39%, song thấp hơn nhiều so với mức trung bình 49% của những

năm 2004/05 – 2008/09.

Chỉ số giá Cotlook A Index trung bình niên vụ 2010/11 sẽ ở mức 85 US cent, tăng 9%

so với niên vụ 2009/10.

Cao su

Cao su tuần qua tăng giá lần đầu tiên kể từ tháng 6, bởi dự báo nhu cầu có thể tăng sau khi các hãng sản xuất ô tô tăng mức dự báo về triển vọng thu nhập của họ.

Tại Tokyo, cao su kỳ hạn tăng 0,7% đạt 282,6 yen/kg (3.282 USD/tấn) vào lúc cuối tuần. Trong tuần, có lúc giá đạt kỷ lục cao của 5 tuần là 287 yen/kg. Tính chung trong cả tuần, giá tăng 3,5%.

Theo điều tra của hãng thông tấn Reuter cho biết giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo được dự đoán vẫn vững trong khoảng 2 tháng tới bởi nhu cầu tại Châu Á tăng mạnh,bất chấp thị trường Mỹ và Châu Âu sẽ giảm do kỳ nghỉ hè tại đây.

Hạt tiêu

Giá hạt tiêu kỳ hạn trên thị trường Ấn Độ tuần qua bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu trên thị trường quốc tế.

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2010 dự báo giảm 5%, trong khi xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ giảm 5% xuống 4.650 tấn trong giai đoạn tháng 4 – 6/2010.

(Vinanet)