Theo Chánh văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn, hoạt động thương mại nông sản tại biên giới Việt - Trung trong tuần 21/06-27/06/2014 “vẫn diễn ra bình thường ở các khu vực có cửa khẩu quốc tế giữa hai nước". Tuy nhiên, giao thương không chính ngạch qua đường mòn biên giới đã bị hạn chế. Tại khu vực cửa khẩu Bát Xát cấm biên bắt đầu từ tối 17/6 nhưng tại một số thời điểm hàng vẫn xuất đi được, tuy nhiên số lượng không nhiều.

Giá lúa gạo dao động khác nhau

Tuần qua, giá lúa gạo nhìn chung diễn biến ở các xu thế khác nhau. Cụ thể, tại ĐBSCL, giá lúa khô, trong đó lúa hạt dài (loại I) giảm từ wmcs 4.500 – 4.600 đ/kg xuống còn 4.200 – 4.300 đ/kg, lúa thường (loại II) tăng từ mức 3.900 – 4.000 đ/kg lên đạt 4.100 – 4.200 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu tuần qua biến động nhẹ, với loại I làm ra gạo 5% tấm không đổi ở mức 6.450 – 6.550 đ/kg, loại II làm ra gạo 25% nhích tăng từ mức 6.300 – 6.400 đ/kg lên đạt 6/350 – 6/450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm xuất khẩu không bao bì tại mạn trong tuần qua ổn định. Cụ thể, giá gạo 5% tấm duy trì ở mức 8.300 – 8.400 đ/kg, gạo 15% tấm ở mức 7.500 – 7.600 đ/kg, gạo 25% tấm ở mức 7.400 – 7.500 đ/kg.

Sau khi Việt Nam bán 200.000 tấn gạo loại 5% tấm cho Malaysia theo một phiếu cấp chính phủ, giá gạo tại Việt Nam những ngày qua đã tăng vọt. Ngày 24/6/2014 giá gạo 5% tấm của Việt Nam đứng ở mức cao, từ 405 - 415USD/tấn, tăng khoảng 10USD/tấn so với vài ngày trước và tăng khoảng 30USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Philipppines vừa quyết định nhập thêm 200 ngàn tấn gạo của Việt Nam.

Giá lúa gạo trong nước được dự báo tiếp tục tăng do các thị trường đang quay lại mua gạo Việt Nam do Thái Lan đang bất ổn chính trị.

Gạo xuất khẩu qua Trung Quốc qua cửa khẩu Lao Cai, từ 20/6/2014 đến nay, xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt sản lượng gần 300 tấn/tuần lễ. Đặc biệt về giá, các hợp đồng mua bán về giá đều thỏa thuận ở mức 2558 NDT/tấn, đối với gạo Bắc Thơm 5% tấm. tại Lao Cai giá là 2546 NDT/tấn. Theo dự báo trong tháng 7/2014 tới, việc xuất khẩu gạo hệ tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái sẽ tăng lên mức 400 tấn/tuần lễ trong các tuần lễ hầu hết có giao dịch.

Giá cà phê trong tuần với xu hướng tăng

Tuần qua, giá cà phê nước ta nhìn chung ở xu hướng tăng. Cụ thể, đến cuối tuần qua giá cà phê nhân xô tại thị trường Đắk Lawsk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăknông tăng từ mức 38.300 – 39.400 đ/kg (tùy địa phương và chất lượng) lên đạt 40.000 – 40.600 đ/kg.

Giá cà phê xuất khẩu FOB Tp.HCM chào bán tăng từ mức 1.956 USD/tấn lên đạt 2.017 USD/tấn. Mức trừ lùi chính thức của giá cà phê xuất khẩu chào bán của nước ta so với hợp đồng kỳ hạn chính giao tháng 7/2014 trên sàn London tuần qua là -10 USD/tấn.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, ước tính xuất khẩu cà phê của cả nước trong tháng 6/2014 đạt 109 ngàn tấn, trị giá 229 triệu USD. Lũy kế 6 tháng xuất khẩu cà phê đạt 1,04 triệu tấn, trị giá 2,12 tỉ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với cùng kỳ 2013. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 2.025 USD/tấn, giảm 5,85% so với cùng kỳ năm 2013.

Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu hàng đầu trong khi đó Bỉ đang có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,73 lần về khối lượng.

Cao su: Khuyến cáo các doanh nghiệp và thương gia Việt Nam nên tạm dừng vận chuyển cao su thên nhiên sơ chế đến biên giới phía Bắc

Giá cao su thành phẩm tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên sáng 30/6 giảm 5500-7000 đ/kg so với ngày 27/6.

Các chuyên  gia kinh tế chuyên nghiên cứu về hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp và thương gia Việt Nam nên tạm dừng vận chuyển sản phẩm cao su thiên nhiên sơ chế đến biên giới phía Bắc để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, vì đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phía đối tác mở lại hệ giao thương này. Theo các nguồn tin, việc Trung Quốc tạm thời đình chỉ các doanh nghiệp và thương gia của họ nhập khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam hệ tiểu ngạch không có nguyên nhân chính trị nào, mà chỉ là vấn đề kỹ thuật khi các cơ quan quản lý nhà nước của họ đang kiểm tra khâu thất thu ngân sách, do hệ mậu dịch này lạm dụng mức thuế suất này thấp nhất đối với mặt hàng chiến lược để hưởng lợi không chính đáng. Hiện nay thực chất trên thị trường Trung Quốc đang khan hiếm nguồn cung mặt hàng cao su thiên nhiên làm nguyên liệu sản xuất xăm lốp. Các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc giao dịch mặt hàng trên mạng điện tử giá cao su thiên nhiên sơ chế đóng bánh 33,3 kgmax hiệu SVR3L là 15.000 NDT/tấn. Nhưng trên thực địa cửa khẩu lại bị đình chỉ giao hàng. Theo dự đoán, phía đối tác xử lý xong sự trục trặc kỹ thuật trong thượng tuần tháng 7/2014, sau đó việc giao thương, mặt khác giá cả thời điểm đó chắc chắn sữ ở mức cao.

Tinh bột sắn:Trong tuần lượng xuất khẩu tăng

Trong giai đoạn cuối tháng 6 này, các cửa khẩu thuộc tuyến biên giới Quảng Ninh, gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái, hai cửa khẩu quốc gia là Bắc Phong Sinh (thuộc huyện Hải Hà) và Hoành Mô (huyện Bình Liêu) hoạt động thương mại đều tốt và có tăng trưởng rõ nét. Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trung bình mỗi tuần từ 8% đến 10%. Mặt hàng tinh bột sắn tuần này tăng sản lượng xuất khẩu hơn tuần trước là 500 tấn. Thời gian qua giá tinh bột sắn giảm mỗi tấn 300 NDT, tuy nhiên tuần này giá lại tăng 250 NDT lên mức giá gần bằng giá trước đây.

Việt Nam và Thái Lan hiện đang ở cuối vụ sản xuất, lượng hàng tồn kho tinh bột sắn giảm mạnh nhưng giá dường như khó đẩy tăng mạnh. Các thương nhân đang kỳ vọng vào sự đi lên của giá tinh bột sắn trong tháng 7 và tháng 8.

Điều: Ngày 30/6 giá tăng

Tại Đắk Lắk,  giá điều khô thu mua ngày 30/6 tăng 500 đ/kg so với ngày 27/6.

Xuất khẩu điều đã tăng mạnh nhưng nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mới chỉ đáp ứng 50% nên xuất khẩu điều chưa thể ổn định.

Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều. Năm 2013, xuất khẩu ngành hàng này đạt 1,8 tỷ USD và dự kiến đạt từ 2 đến 2,2 tỷ USD trong năm nay.

Mặc dù xuất khẩu điều thời gian qua có sự tăng trưởng mạnh và ổn định nhưng chưa có sự bền vững. Cụ thể, diện tích điều ít, năng suất thấp do diện tích điều già cỗi nên thu nhập của bà con thấp. Theo tính toán của VINACAS, nếu bình quân 2,5 tấn/ha thì bà con mới có thu nhập ổn định và sống được nhờ cây điều.

Đặc biệt, sản lượng điều hiện nay mới chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến, còn lại phải nhập khẩu. Thế mạnh của Việt Nam là công nghiệp chế biến nhưng chủ yếu vẫn là chế biến thô, chế biến sâu có giá trị gia tăng cao còn thấp. Số lượng tham gia chế biến, xuất khẩu điều nhiều nhưng quy mô nhỏ, vốn phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng.

Thêm vào đó, trong khi thị trường xuất khẩu điều rộng mở thì tiêu thụ nội địa quá ít, dẫn tới phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu. Khi thị trường nhập khẩu biến động ngành điều sẽ gặp khó khăn.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thitruongvtic.vn,Agromonitor

Nguồn: Vinanet