Các nhà cung cấp sữa luôn có hàng nghìn lý do để bảo vệ cho việc tăng giá sữa của mình. Công ty Friesland Campina Vietnam chưa chính thức công bố tăng giá, nhưng một số chủ cửa hàng bán lẻ cho biết, nhân viên cung cấp hàng của hãng này đã thông báo chuẩn bị tăng giá sữa bột khoảng 10%, sữa nước 2%, nên một số chủ cửa hàng đã chủ động tăng giá trước 5%. Tại các siêu thị, cửa hàng một số nhóm hàng nhập khẩu có liên quan đến nguyên liệu sữa như bánh, kẹo, phô mai… cũng đã tăng giá từ 5-15%. Với mức tăng này, giá sản phẩm sữa bột sẽ tăng lên từ 15.000-25.000 đồng/hộp. Theo đó, giá một số loại sữa của hãng Abbott đang bán trên thị trường đã được điều chỉnh như: Sữa Dollac IQ của Hancofood giá 84.000 đồng/hộp; sữa Dollac pro 900gr: 170.000 đ/hộp; sữa Mamalac (lớn) 125.000 đ/hộp;….

Giám đốc tiếp thị thương mại, Công ty Friesland Campina Vietnam cũng cho biết, các sản phẩm của công ty như sữa bột, sữa nước Dutch Lady sẽ tăng trung bình từ 5-10%. Riêng sản phẩm sữa Friso không điều chỉnh giá. Thực tế, sữa Friso của hãng này hiện đã ở mức rất cao, ngang với sữa nhập ngoại từ châu Âu. Điều đáng nói là nhà sản xuất rục rịch tăng giá thì các đại lý, cửa hàng bán lẻ đã tăng giá đón đầu.

Nguyên nhân của sự tăng giá này là do giá nguyên liệu tăng, giá nhập khẩu tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng. Với sữa nội, nhà kinh doanh giải thích là nguyên liệu sữa bột nhập khẩu đã tăng giá 50% so cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng đầu năm 2009, cả nước đã nhập khẩu 459,18 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 83,5% kế hoạch. Việt Nam đã nhập khẩu sữa từ 14 thị trường trên thế giới, trong đó thị New Zealand đạt kim ngạch cao nhất với 119,8 triệu USD, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, giảm 44,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng sau thị trường Niu Zilân là thị trường Hà Lan với kim ngạch 65,6 triệu USD trong 11 tháng năm 2009, chiếm 25,7% , giảm 86,3% so với cùng kỳ năm ngoái…

Thị trường nhập khẩu sữa 11 tháng năm 2009

ĐVT: USD

 

Tháng 11

11 tháng

Niu Zilân

19.073.518

119.808.094

Hà Lan

5.164.146

65.645.523

Hoa Kỳ

1.679.122

43.082.562

Đan Mạch

684.111

42.486.671

Thái Lan

2.241.347

30.225.207

Ôxtrâylia

2.071.893

16.612.672

Ba Lan

1.513.018

16.486.377

Pháp

875.500

9.180.555

Tây Ban Nha

1.182.821

9.050.882

Đức

432.191

4.346.130

Hàn Quốc

544.567

3.577.920

Malaixia

372.609

3.334.715

Philippine

97.897

1.465.146

Trung Quốc

26.800

199.735

Trước việc giá sữa tung hoành hiện nay, các cơ quan chức năng còn đang lúng túng không biết phải làm gì để quả lý và kiểm soát được giá sữa.

Phó cục trưởng cục Quản lý giá Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp sữa không phải đăng ký giá. Do vậy, cơ quan nhà nước không thể biết doanh nghiệp nào tăng giá bao nhiêu, khi nào. Bên cạnh đó còn có việc các hãng gửi giá từ nước ngoài nên chúng ta chịu bó tay. Nếu sữa bị làm giá từ bên ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam thì việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai giá cũng không giải quyết được vấn đề. Muốn kiểm soát được việc gửi giá thì cần một biện pháp tổng hợp mà mình Cục Quản lý giá không thể làm được. Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ thông tin về giá sữa từ một số nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm thực hiện việc sửa đổi thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2008/NĐ-CP và Nghị định 75/2008-NĐ/CP và quy định chi tiết thi hành pháp lệnh giá.

Nguồn: Vinanet