Như vậy, đồng NDT đã tăng 50 điểm so với lúc đóng cửa thị trường hôm 28/12, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007 tại Trung Quốc. Giá trị đồng nội tệ của Trung Quốc đã tăng khoảng 12% so với đồng USD kể từ khi nước này thực hiện cơ chế tiền tệ mới vào ngày 21/7/05 nhằm đánh giá lại và thôi không gắn đồng NDT với đồng USD.
Trong năm 2007, đồng NDT đã tăng 6,9% so với đồng NDT, từ chỗ 1 USD ăn 7,8073 NDT trong phiên giao dịch đầu năm đến chỗ 1 USD chỉ còn đổi được 7,3046 NDT vào phiên cuối năm.
Mỹ luôn gây sức ép buộc Trung Quốc phải tăng giá đồng NDT, và coi đây là biện pháp để hạ thấp mức thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với Mỹ. Tuy nhiên, trong năm qua, mặc dù đồng NDT đã lên giá gần 7% so với đồng USD, song mức thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ vẫn tăng mạnh. Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2007, thặng dư mậu dịch của nước này tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2006 lên tới 238,13 tỷ USD.
Chủ trương của Trung Quốc là tiếp tục nâng giá đồng NDT một cách dần dần, chứ không nâng cao đột ngột theo sức ép của bên ngoài. Giới phân tích dự đoán đồng NDT có thể sẽ còn lên giá hàng nghìn điểm so với đồng USD trong năm 2008. Năm 2008 thử thách sức chịu đựng của thị trường tài chính Phố Uôn
Đánh giá về triển vọng thị trường tài chính Phố Uôn trong năm 2008, các nhà chiến lược thị trường cùng chung nhận định rằng tình trạng sụt giá nhà đất và khan hiếm tín dụng ở Mỹ, từng nhanh chóng làm gián đoạn hoạt động đầu tư sôi nổi hồi đầu năm 2007, chắc chắn sẽ để lại hậu quả nặng nề cho thị trường này trong cả năm nay.
Theo các nhà chiến lược đầu tư, tình trạng sụt giá nhà đất kéo dài gần hai năm qua và khan hiếm tín dụng có liên quan đã gây thiệt hại hàng tỷ USD cho một số công ty tài chính lớn của Mỹ và có thể sẽ làm giảm tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán trong năm 2008. Ông Steve Bleiberg, Chủ tịch tập đoàn Phân phối tài sản toàn cầu Legg Mason, nhận định tốc độ tăng trưởng tại Mỹ đã chậm lại trong quý cuối cùng của năm 2007 và mối lo ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư của nước này trong 12 tháng tới chắc chắn sẽ là sự phát triển của các thị trường tín dụng cũng như khả năng tìm được nguồn vốn mới của các công ty.
Một số nhà phân tích cho rằng những khó khăn trong thị trường nhà đất và tín dụng có thể gây bất ổn cho nền kinh tế Mỹ, hoặc thậm chí dẫn tới một cuộc suy thoái, sẽ làm đình trệ hoạt động của Phố Uôn. Theo ông Al Goldman, nhà chiến lược thị trường then chốt thuộc AG Edwards, nước Mỹ có nguy cơ đối mặt với suy thoái trong năm 2008. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, thị trường chứng khoán luôn phải đối mặt với những điều chưa biết và không thể dự đoán được. Người tiêu dùng cảm thấy các điều kiện kinh tế và triển vọng tương lai ngày càng tồi tệ hơn.
Các nhà chiến lược không hy vọng sẽ có một "kế hoạch giải cứu" cho thị trường cầm cố, điều khá cần thiết đối với những người dân Mỹ đang vướng vào các khoản cho vay thứ cấp bằng tín dụng để mua nhà, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ Phố Uôn. Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch này có thể càng làm trì hoãn thêm hoạt động tịch thu tài sản để thế nợ. Nhiều nhà phân tích còn tỏ ra thận trọng khi dự đoán chỉ số Down Jones của Thị trường chứng khoán Mỹ và 500 chỉ số khác trong năm 2008 chỉ ở mức một con số.
Trong phiên 2/1 tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, giá cổ phiếu đã tăng 0,21% do các nhà đầu tư tăng cường mua vào các cổ phiếu trong khu vực bán lẻ và lương thực do những hy vọng rằng Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ giúp gia tăng lợi nhuận. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Shanghai Composite Index đã tăng 133,03 điểm lên 5.272,81 điểm.
Tại Hồng Công trong phiên giao dịch đầu năm, những lo ngại về triển vọng nền kinh tế Mỹ trong năm 2008 đã khiến chỉ số Hang Seng giảm tới 252,13 điểm hay 0,91% và đóng cửa ở mức 27.853,60 điểm.

Nguồn: Vinanet