Đồng Yên cũng giảm xuống theo xu hướng đồng USD sau khi nhiều công ty thông báo thu nhập cao và dự kiến sản lượng công nghiệp của Mỹ đã tăng lên trong tháng thứ 3 liên tiếp.

Đôla Ôxtrâylia đã tăng lên mức cao nhất 14 tháng qua sau khi giám đốc ngân hàng trung ương Glenn Stevens cho rằng ông không quá rụt rè trong việc tăng tỷ lệ lãi suất do khủng hoảng kinh tế đang dần qua đi.

Vào lúc 10:50 giờ sáng nay tại Tokyo, USD đã giảm còn 1,4949 USD/ euro so với mức 1,4925 USD tại Niu Oóc chiều qua. Đồng yên đã giảm còn 133,63/ euro so với mức 133,47 sau khi đạt mức 133,91 vào ban sáng, mức thấp nhất kể từ 24/09. Yên Nhật Bản giao dịch ở mức 89,41/ USD so với mức 89,44. Đôla Ôxtrâylia đã tăng 0,5% đạt 91,93 Uscent, mức cao nhất kể từ tháng 8/2008.

Chỉ số USD đã giảm 0,3% còn 75,323, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2008.

Khép lại phiên giao dịch chiều qua, chỉ số trung bình công nghiệp Dow jones đạt mức trên 10.000, lần đầu tiên trong một năm qua sau khi JP Morgan thông báo thu nhập trong quý 3 đạt mức 3,59 tỷ USD, hay 82 cent/ một cổ phiếu, so với mức dự kiến của các nhà phân tích là 51 cent/ cổ phiếu.

USD đã giảm trở lại so với 14 trong số 16 đồng tiền lớn khác do Cục dự trữ liên bang Mỹ dự kiến sản lượng công nghiệp của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 9/2009 sau khi tăng 0,8% trong tháng 8/2009.

Chỉ số chứng khoán trung bình Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 1,9% và chỉ số MSCI Asia Pacific đã tăng 1,4%.

Đồng peso Mêhicô đã tăng trong ngày thứ 3 liên tiếp do lòng tin vào sức phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất 1 năm qua và dự kiến nghị viện sẽ phê chuẩn yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ. Vào lúc 5 giờ chiều qua tại Niu Oóc, đồng peso đã tăng 0,4% đạt 13,0726/ USD, so với mức 13,1187/ USD.

Các biện pháp ngăn chặn USD mất giá

Trước tình trạng đồng USD liên tục mất giá, các ngân hàng trung ương  của Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hồng Công (Trung Quốc), Philippines… cuối tuần qua đã mua vào hàng tỷ USD để cứu đồng tiền này.

Từ đầu năm đến nay, đồng USD đã giảm gần 10% so với đồng EUR

Hàn Quốc là nước can thiệp mạnh nhất khi mua vào 1 tỷ USD. Ngân hàng Indonesia có thể đã mua 350 triệu USD, còn Philippines cũng mua vào 100 triệu USD… Không chỉ châu Á, mà cả châu Âu cũng tỏ ra lo ngại trước xu hướng mất giá của đồng USD. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, đã tỏ ý lo ngại trước xu thế đồng USD mất giá mạnh so với đồng EUR.

Đồng Euro lên giá thái quá sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sự ổn định của kinh tế châu Âu.

Việc USD trượt giá có thể giúp phần hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Nhưng nếu không kiểm soát được tình trạng trượt giá, sự sụp đổ của đồng USD sẽ trở thành một thảm họa thế giới, gây ra một cuộc chiến tiền tệ và phá hoại tất cả mọi nỗ lực khơi phục kinh tế.  

Goldman Sachs dự kiến USD chắc chắn sẽ mở rộng biên độ giảm so với Euro và hầu hết các đồng tiền chính trong 6 tháng tới.

Đôla Canada dự kiến sẽ ngang giá với USD trong 3 tháng tới.

Đôla Ôxtrâylia sẽ đạt mức cao 95 Uscent và đồng real của Brazil sẽ giao dịch ở mức 1,65 Real/USD trong 3 tháng tới. USD giảm xuống còn mức 1,0211 đôla Canada so với 1,0236 đôla Canada, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2008.

Nguồn: Vinanet