Trong khi đó, đồng Yên cũng đã tăng mạnh sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ  và Ngân hàng trung ương châu Âu cho biết tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, khuyến khích ngân hàng sẽ giảm tỷ lệ lãi suất. Yên dự kiến sẽ tăng 4% trong năm nay so với USD trước khi đã tăng tới 157,18/ euro vào 7 giờ :45 sáng tại Luân Đôn so với 157,72/ euro vào cuối ngày hôm qua tại Niu Oóc thời điểm đạt 156,29, mức cao nhất kể từ 10/09/2007. Yên đạt mức 107,35/ USD so với 107,64. Yên có thể sẽ đạt 156,30/ euro trong ngày hôm nay.
            Đồng Euro đã giảm trở lại so với 11 trong số 16 đồng tiền mạnh do các thương gia hy vọng rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ giảm tỷ lệ cho vay vì ngành tài chính thua lỗ nhiều đe doạ tới tăng trưởng toàn cầu. Đồng Euro giảm so với USD và Yên lần đầu tiên trong ba ngày qua trước các số liệu cho thấy lòng tin thương mại tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, giảm xuống mức thấp nhất một năm qua. Euro đã giảm 4,1% trong tháng này so với yên do triển vọng tỷ lệ lãi suất thấp có thể  làm giảm bớt sức quyến rũ mua tài sản tính bằng đồng Euro. 11 giờ sáng ngày hôm nay tại Tokyo, Euro đã giảm còn 155,78 Yên so với 156,11 vào cuối phiên giao dịch ngày hôm qua tại Niu Oóc. Euro đã giảm xuống mức thấp còn 1,4550 USD so với Euro và 155,50/ yen trong ngày hôm nay.
              Sáng ngày 22/1 theo giờ Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đã ra tay “cứu hộ” khẩn cấp cho nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong cơn nguy kịch bằng cách cắt giảm lãi suất đồng USD 0,75% từ mức 4,25% xuống còn 3,5%. Cách đó đúng một tuần, tức là vào hôm 15/1, những thông tin u ám về kinh tế Mỹ khiến các nhà phân tích dự báo FED sẽ phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp ngay trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, FED đã không hành động như vậy. Song  dường như FED đã không thể đợi đến cuộc họp được tổ chức vào cuối tháng 1 này mới đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất. Tình hình mỗi lúc một xấu đi của nền kinh tế, sự sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán trong nước kể từ đầu năm và hiệu ứng khiến chứng khoán toàn cầu rúng động trong hai phiên giao dịch trở lại đây đã khiến FED phải hành động sớm hơn dự kiến.
Mặt khác, mức cắt giảm lãi suất 0,75% của FED cũng cao hơn mức dự báo của đa số giới quan sát trước đó là 0,5%. Đây là mức cắt giảm lãi suất cao nhất của FED kể từ tháng 10/1984. Điều này cho thấy mức độ lo ngại đối với khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ đã lên rất cao. Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, FED thậm chí sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất USD vào cuộc họp vào ngày 30/1 tới đây.
Như vậy, tính từ tháng 9 năm ngoái đến nay, cùng với đà đi xuống của “sức khỏe” đầu tàu kinh tế thế giới, FED đã liên tục 4 lần cắt giảm lãi suất “bạc xanh”, đưa lãi suất của đồng tiền này từ mức 5,25% xuống mức 3,5% hiện nay.
Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên FED thực hiện một hành động khẩn cấp để trợ lực cho nền kinh tế kể từ năm 2001. Năm đó, FED cũng phải thực hiện cắt giảm lãi suất khẩn cấp ngay sau vụ tấn công khủng bố 11/9 để chặn trước sự lao dốc của thị trường tài chính.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, FED nhận định: “Thị trường tài chính đang tiếp tục xấu đi trên quy mô rộng lớn hơn, trong khi các hoạt động tín dụng trở nên thắt chặt hơn đối với doanh nghiệp và người dân. Mặt khác, những thông tin mới cho thấy thị trường bất động sản tiếp tục co hẹp và thị trường lao động suy yếu”.
Cùng với biện pháp cắt giảm lãi suất, các cơ quan chức năng của Mỹ còn phối hợp các biện pháp khác để cứu nền kinh tế như như bơm vốn vào thị trường và cắt giảm thuế, trong khi các tập đoàn thì kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Hiện Tổng thống Bush và Quốc hội Mỹ vẫn đang làm việc về kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói, theo đó cắt giảm thuế 145 tỷ USD, nhằm thúc đẩy tiêu dùng. Chủ tịch FED Ben Bernanke tuần trước đã phê chuẩn kế hoạch này và thúc giục Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua.

USD-JPY
106.3250
-0.3850
USD-CNY
7.2252
-0.0073
EUR-USD
1.4617
-0.0012
 
 
 

Nguồn: Vinanet