Ngoại trừ những biến động này và việc đồng won của Hàn Quốc và đồng lia của Thổ Nhĩ Kỳ hạ xuống thấp so với đồng USD thì tháng 1 là tháng khá ổn định với các đơn vị tiền tệ khác. Đồng nhân dân tệ được dự đoán là không “vượt  mặt” USD quá nhiều trong thời gian tới. Tuy vậy một số đồng tiền nổi tiếng sẽ bị yếu đi bởi tỉ suất lãi suất thấp và tiêu dùng xã hội giảm.
Đầu tiên phải kể đến đồng tiền chung Châu Âu. Trong tháng 1, đồng Euro đã hạ xuống thấp hơn hầu hết các đồng tiền khác, điều này gây khó khăn hơn cho các nhà nhập khẩu Châu Âu khi họ muốn tìm kiếm các hàng hóa giá rẻ ở các nước phát triển khác.
Đồng lia của Ai Cập đã tăng 9% so với thời điểm cuối tháng 12/2008. Đồng nhân dân tệ và rupee của Pakistan cũng cùng tăng với mức 9%.

Tiền tệ Châu Âu suy giảm

 So sánh với tháng 1/2008 thì tháng 1 năm nay rất nhiều các đồng tiền trên thế giới vượt qua đồng euro ngoại trừ đồng rupee của Ấn Độ giảm 9% so với đồng euro, đồng rupee của Pakistan (-12%) và đồng lia của Thổ Nhĩ Kỳ (-19%). Nhưng sự giảm xuống này chưa đủ để gây ra một cuộc khủng hoảng  đối với với các nước này trong việc xuất khẩu sang EU.
Đồng euro đã giảm xuống thấp hơn so với USD, trong khi các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ireland lại đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính.
Đồng bảng của Anh cũng cùng chung số phận với các đồng tiền khác ở Châu Âu, đồng bảng đã giảm giá so với đồng USD dù ở mức chưa rõ ràng. Với việc giảm lãi suất ở Ngân hàng Trung Ương và sự mất niềm tin vào hệ thống tài chính nước nhà nên đồng bảng đã hạ thấp hơn đồng đôla Mỹ 27% vào năm ngoái. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ với hàng quần áo nhập khẩu vào năm 2009, thêm vào đó là sự khó khăn trong việc bán lẻ quần áo trong thời gian cuối năm vừa qua do mức tiêu dùng giảm. 

Đồng USD đang hồi phục

Sau cú ngã bất ngờ vào tháng 12 năm ngoái, đôla Mỹ đang trên đà hồi phục và tăng giá so với hầu hết các đơn vị tiền tệ của các nước phát triển khác.
Các nhà đầu tư của các nước phát triển đang bán dần đi tài sản của mình ở thị trưòng Châu Á và Mỹ Latinh nhằm gây áp lực với đồng tiền trong nước. Chính phủ của các nước này đang nỗ lực giảm lãi suất và chi tiêu nhằm phục hồi lại nền kinh tế đang suy giảm. Tất nhiên điều này sẽ khíên đồng tiền của họ yếu đi. “Trước tình hình này, sẽ có một làn sóng cạnh tranh phá giá ở các nước Chấu Á và Mỹ Latinh” là dự đoán của rất nhiều nhà phân tích kinh tế mặc dù chưa có một dấu hiệu nào cụ thể ở các nước này.
Đồng won của Hàn Quốc có lẽ là đồng tiền bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thời gian vừa qua khi mà giá của đồng tiền này giảm 27% so với USD vào năm 2008 và giảm tiếp 7.9% vào tháng 1 năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái thì đồng won đang trượt giá đến 33% so với USD.
Đồng peso của Mexico cũng chịu cùng số phận khi giảm 21% so với USD vào năm 2008 và thêm 2.9% nữa vào tháng đầu tiên của năm nay.  
Đồng Rupia của Indonesa đã giảm 15.5% vào năm ngoái và tiếp tục giảm 2.6% vào tháng 1 năm nay. Đồng peso của Colombia cũng trượt dài trong suốt 13 tháng qua, và giảm 16% so với USD.

Trung Quốc bình ổn tỷ giá

Câu hỏi đặt ra là:  “Năm 2009 sẽ là năm của nhân dân tệ khi giá của đồng này tăng 6.6% so với đồng đôla Mỹ trong năm vừa qua?”. Đối mặt với sự đi xuống của xuất khẩu, Trung Quốc có thể sẽ không để đồng tiền của mình tăng giá trong một vài tháng tới. Dưới sức ép của chính quyền Mỹ mới, Bắc Kinh sẽ không làm căng thẳng thêm tình hình. Nhân dân tệ sẽ ổn định trong năm nay. Trung Quốc ổn định tỷ giá của mình so với USD vì thế họ sẽ quay về chính sách tỷ giá cũ mà họ đã áp dụng trước chính sách tỷ giá mới vào tháng 7/2005.

 

Nguồn: Vinanet